Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không như thế nào?

Cho hỏi xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không như thế nào? Câu hỏi của chị Tuyền đến từ Hà Nam.

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không như thế nào?

Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không
1. Khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan chuyên ngành nào, cơ quan đó chủ trì xử lý. Trường hợp nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử lý, cơ quan phát hiện vụ việc đầu tiên chủ trì xử lý.
2. Trường hợp vụ việc chưa xác định rõ cơ quan có thẩm quyền, Công an cửa khẩu chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu các hành vi vi phạm pháp luật, bàn giao cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
3. Khi phát hiện thông tin liên quan hành vi vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Các cơ quan được giao xử lý vụ việc vi phạm pháp luật tại cửa khẩu đường hàng không có trách nhiệm thông báo việc xử lý vụ việc cho Công an cửa khẩu và các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp liên quan để phối hợp xử lý vụ việc và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Trường hợp việc xử lý vụ việc thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc trao đổi thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Theo như quy định trên thì khi phát hiện hành vi phạm pháp luật về an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không thì cơ quan nào có thẩm quyền sẽ phải chủ trì xử lý vụ việc vi phạm đó.

Trong tường hợp chưa xác định được thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm thì công an cửa khẩu chủ trì, tiếp nhận xử lý ban đầu đối với hành vi vi phạm về bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không.

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không như thế nào?

Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc bảo đảm an ninh trật tự tại cửa khẩu đường hàng không trong trường hợp chưa đến mức kiểm soát đặc biệt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 93/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Kiểm soát đặc biệt
Trường hợp có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp cần áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chủ trì, điều chỉnh luồng di chuyển hành khách phù hợp yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự; bố trí lực lượng tuần tra, thiết lập chốt kiểm tra an ninh tại các vị trí cần thiết, giám sát toàn bộ khu vực cửa khẩu đường hàng không, đặt biển cấm, biển hạn chế hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo như quy định trên thì khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng không đến mức ban bố tình trạng áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt tại cửa khẩu đường hàng không thì Bộ Công an chủ trình, điều chỉnh luồng di chuyển sao cho phù hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự; bố trí lực lượng tuần ta, thiết lập chốt kiểm tra an ninh trật tự.

Việc kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về kiểm soát an ninh hàng không đối với tàu bay và khai thác tàu bay như sau:

- Trước mỗi chuyến bay, người khai thác tàu bay phải tổ chức kiểm tra an ninh bên trong và bên ngoài tàu bay nhằm phát hiện những vật phẩm nguy hiểm, người và vật nghi ngờ.

- Khi hành khách rời khỏi tàu bay tại bất cứ điểm dừng nào của chuyến bay, người khai thác tàu bay phải kiểm tra lại để bảo đảm hành khách đã xuống khỏi tàu bay và không để lại hành lý hoặc bất cứ vật gì trên tàu bay.

- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức giám sát, bảo vệ tàu bay bằng các biện pháp thích hợp khi tàu bay đỗ tại sân bay. Tại sân bay chuyên dùng không có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không hoặc tàu bay đỗ ngoài sân bay, người khai thác tàu bay chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, bảo vệ tàu bay, ngăn chặn việc đưa người, đồ vật trái phép lên tàu bay.

- Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay phải tổ chức giám sát an ninh hàng không, bảo vệ tàu bay trong suốt quá trình sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay tại cơ sở.

- Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của các hãng hàng không Việt Nam phải tổ chức kiểm soát việc tuân thủ các quy định về an ninh hàng không; đánh giá việc đáp ứng các tiêu chuẩn về an ninh hàng không của cảng hàng không, sân bay, của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan; tổ chức kiểm tra an ninh đối với hành khách, hành lý, hàng hóa bằng biện pháp thích hợp đối với hoạt động khai thác tàu bay của hãng bên ngoài khu vực cảng hàng không, sân bay.

- Trong thời gian tàu bay đang bay, người chỉ huy tàu bay chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh, duy trì trật tự, kỷ luật của chuyến bay; áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho chuyến bay; phối hợp với nhân viên an ninh trên không được bố trí trên chuyến bay để thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh thích hợp; bàn giao vụ việc, người vi phạm, tang vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tàu bay hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.

- Ngay khi nhận được thông tin đe dọa liên quan đến an ninh, an toàn của tàu bay, chuyến bay, người khai thác tàu bay phải thông báo kịp thời cho lực lượng khẩn nguy sân bay tại cảng hàng không, sân bay liên quan và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho chuyến bay.

- Thành viên tổ bay có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh, sự chỉ huy, điều hành của người chỉ huy tàu bay; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, duy trì trật tự, kỷ luật của chuyến bay.

-Trường hợp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định chuyến bay có khả năng xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp hoặc theo yêu cầu của quốc gia nơi tàu bay đến, lực lượng an ninh trên không phải được bố trí trên chuyến bay đó.

- Lực lượng an ninh trên không thuộc tổ chức, biên chế của Bộ Công an. Chi phí cho việc bố trí nhân viên an ninh trên không trên chuyến bay do người khai thác tàu bay đảm bảo.

- Nhân viên an ninh trên không được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thích hợp; chịu sự chỉ huy chung của người chỉ huy tàu bay. Khi xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp trên chuyến bay, nhân viên an ninh trên không hành động theo Quy tắc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.

Nghị định 93/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/12/2022

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

969 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào