Xe ô tô có phải trang bị bình chữa cháy hay không? Xe ô tô không trang bị bình chữa cháy bị xử phạt như thế nào?

Xe ô tô có phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy hay không? Xe ô tô không trang bị bình chữa cháy bị xử phạt hành chính như thế nào? Câu hỏi của bà Quỳnh ở Đăk Nông.

Xe ô tô có phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 148/2020/TT-BCA sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 57/2015/TT-BCA như sau:

- Thay thế cụm từ “ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên” tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1 Điều 4 bằng cụm từ “ô tô trên 09 chỗ ngồi”.

Căn cứ tại Phụ Lục I danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Thông tư 148/2020/TT-BCA quy định như sau:

- Xe ô tô trên 9 chỗ ngồi không phải trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy.

- Xe ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi phải trang bị 02 bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít.

- Xe ô tô trên 30 chỗ ngồi phải trang bị 02 bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 2 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 3 lít.

Và 01 bình bột chữa cháy xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 4 kg hoặc bình khí chữa cháy CO2 xách tay có khối lượng chất chữa cháy không nhỏ hơn 5 kg hoặc bình chữa cháy gốc nước xách tay có dung tích chất chữa cháy không nhỏ hơn 6 lít.

Xe ô tô có phải trang bị bình chữa cháy hay không? Xe ô tô không trang bị bình chữa cháy bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Xe ô tô không trang bị bình chữa cháy bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người điều khiển xe ô tô không trang bị thiết bị chữa cháy thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

Buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.

Nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BCA quy định về nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:

Nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
1. Tuân thủ quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy, Luật Giao thông đường bộ, quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm hoạt động của phương tiện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
3. Bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng định mức, đúng mục đích.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, có 3 nguyên tắc trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:

- Tuân thủ quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001,Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định tại Thông tư 57/2015/TT-BCA và các quy định khác của pháp luật liên quan.

- Phù hợp với yêu cầu, tính chất, đặc điểm hoạt động của phương tiện và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

- Bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, đúng định mức, đúng mục đích.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
8,163 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào