Xe nhóm L1 L2 là xe gì? Phân loại nhóm xe theo QCVN 14:2024/BGTVT từ năm 2025 như thế nào?
Xe nhóm L1 L2 là xe gì? Phân loại nhóm xe theo QCVN 14:2024/BGTVT từ năm 2025 như thế nào?
Vừa qua, Quy chuẩn Quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BGTVT.
Trong đó, phân loại nhóm xe theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT gồm xe nhóm L1, L2, L3, L4, L5, cụ thể:
Tại tiểu mục 1.3.3 Mục 1.3 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT quy định xe trong Quy chuẩn Quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT được phân theo các nhóm như sau:
Giải thích từ ngữ
...
1.3.3. Xe trong Quy chuẩn này được phân loại theo các nhóm như sau:
Nhóm L1: Xe gắn máy hai bánh;
Nhóm L2: Xe gắn máy ba bánh;
Nhóm L3: Xe mô tô hai bánh;
Nhóm L4: Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên);
Nhóm L5: Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
Vậy, xe nhóm L1 L2 là xe gì?
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT phân loại xe thành các nhóm sau:
- Nhóm L1: Xe gắn máy hai bánh;
- Nhóm L2: Xe gắn máy ba bánh;
- Nhóm L3: Xe mô tô hai bánh;
- Nhóm L4: Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên);
- Nhóm L5: Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe.
Theo đó, xe nhóm L1 L2 là xe gắn máy hai bánh và xe gắn máy ba bánh.
Xe gắn máy hai bánh và xe gắn máy ba bánh là xe chạy bằng động cơ được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không lớn hơn 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ không lớn hơn 4 kW. Xe gắn máy không bao gồm xe đạp máy.
Xe nhóm L1 L2 là xe gì? Phân loại nhóm xe theo QCVN 14:2024/BGTVT từ năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Gương chiếu hậu xe máy đạt chuẩn thế nào?
Quy định về Gương chiếu hậu xe máy 2025 tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BGTVT như sau:
(1) Đối với Xe gắn máy hai bánh, Xe gắn máy ba bánh phải lắp ít nhất một gương chiếu hậu ở bên trái của người lái.
Ngoài ra, đối với Xe mô tô hai bánh, Xe mô tô ba bánh được bố trí không đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe (xe có thùng bên), Xe mô tô ba bánh được bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc xe phải lắp gương chiếu hậu ở bên trái và bên phải của người lái.
(2) Gương chiếu hậu sử dụng lắp trên xe là loại gương phải đáp ứng các yêu cầu được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT ban hành theo ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BGTVT.
(3) Gương chiếu hậu phải được lắp đặt chắc chắn. Người lái có thể điều chỉnh được vùng quan sát tại vị trí lái.
(4) Bề mặt phản xạ của gương chiếu hậu phải có dạng lồi và có thể nhận rõ hình ảnh ở phía sau với khoảng cách tối thiểu 50 m về phía bên phải và bên trái hoặc tâm bề mặt phản xạ của gương phải cách mặt phẳng trung tuyến dọc của xe một khoảng tối thiếu là 280 mm.
(5) Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
(6) Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm và phải nằm trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất, lắp ráp trong nước, tổ chức, cá nhân nhập khẩu gương; các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với gương chiếu hậu phải đáp ứng đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT, Cụ thể:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT (1) Quy định kỹ thuật chung (i) Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát. (ii) Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong "c" có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong "c" của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương. (iii) Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong "c" không nhỏ hơn 2,5 mm Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc. (iv) Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trong (ii) và (iii). (2) Quy định về kích thước (i) Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. (ii) Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. (iii) Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm. (3) Quy định về hệ số phản xạ và bề mặt phản xạ. (i) Giá trị hệ số phản xạ của bề mặt phản xạ (quang học) được xác định theo phương pháp mô tả trong Phụ lục A của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 40%. (ii) Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi. (iii) Giá trị "r" được xác định theo phương pháp mô tả trong Phụ lục B của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 1000 mm và không lớn hơn 1500 mm. (iv) Sự khác nhau giữa ri hoặc ri' và rpi tại mỗi điểm khảo sát không được vượt quá 0,15 r. Sự khác nhau giữa các bán kính cong (rp1, rp2 và rp3) và r không được vượt quá 0,15 r. (4) Quy định về độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương. Gương phải được thử nghiệm độ bền va chạm và độ bền uốn của vỏ bảo vệ gương theo Phụ lục C và D của Quy chuẩn này. Gương không bị vỡ trong quá trình thử. Tuy nhiên, cho phép có chỗ vỡ trên bề mặt phản xạ của gương nếu gương được làm từ kính an toàn hoặc thoả mãn điều kiện sau: Mảnh kính vỡ vẫn dính ở mặt trong của vỏ bảo vệ hoặc dính vào một mặt phẳng gắn chắc trên vỏ bảo vệ, ngoại trừ một phần mảnh kính vỡ cho phép tách rời khỏi vỏ bảo vệ, miễn là kích thước mỗi cạnh của mảnh vỡ không vượt quá 2,5 mm. Cho phép những mảnh vỡ nhỏ có thể rời ra khỏi bề mặt gương tại điểm đặt lực. |
Mức phạt không gương xe máy 2025 là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định mức phạt không gương xe máy 2025 như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
…
Theo đó, xe máy, mô tô không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.