Xe lăn dùng cho người khuyết tật là phương tiện giao thông thô sơ hay phương tiện giao thông cơ giới đường bộ?
Xe lăn dùng cho người khuyết tật là phương tiện giao thông thô sơ hay phương tiện giao thông cơ giới đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008
Giải thích từ ngữ
...
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
Như vậy, xe lăn dùng cho người khuyết tật là phương tiện giao thông thô sơ theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ.
Xe lăn dùng cho người khuyết tật là phương tiện giao thông thô sơ hay phương tiện giao thông cơ giới đường bộ? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật khi tham gia giao thông có cần giấy phép lái xe không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giao thông đường bộ 2008 về người khuyết tật tham gia giao thông như sau:
Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông
1. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.
Mặt khác, khoản 3 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về giấy phép lái xe của người khuyết tật khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
Giấy phép lái xe
...
2. Giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây:
a) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1;
c) Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
3. Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1.
Như vậy, căn cứ các quy định trên thì người khuyết tật khi tham gia giao thông mà sử dụng xe mô tô ba bánh thì mới cần giấy phép lái xe.
Ngoài ra, Điều 33 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng quy định trách nhiệm của mỗi người khi tham gia giao thông với người khuyết tật
Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông
...
3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.
Hành vi không nhường đường cho người khuyết tật khi tham gia giao thông có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về xử phạt vi phạm hành chính người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ đối với xe lăn của người khuyết tật tham gia giao thông như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 6 Điều này và trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
e) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định;
g) Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Ngoài ra, khi người điều khiển xe máy có hành vi không nhường đường cho xe lăn của người khuyết tật khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm c, điểm đ khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.