Xe đạp điện lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi thông quan?
- Xe đạp điện có thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan, trước khi đưa ra thị trường?
- Quản lý Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo nguyên tắc như thế nào?
- Thực hiện kiểm tra chất lượng xe đạp điện sản xuất, lắp ráp như thế nào?
- Kiểm tra chất lượng xe đạp điện trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu như thế nào?
Xe đạp điện có thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước thông quan, trước khi đưa ra thị trường?
Căn cứ Phụ lục I Danh mục sản phẩm sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước khi thông quan (đối với nhập khẩu), trước khi đưa ra thị trường (đối với sản xuất, lắp ráp) ban hành kèm Thông tư 12/2022/TT-BGTVT như sau:
Như vậy, theo quy định trên thì xe đạp điện sẽ thuộc Danh mục sản phẩm sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận trước khi thông quan.
Quản lý Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc quản lý danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải
1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng nguyên tắc sau:
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi thông quan;
b) Đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất, lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định trước khi đưa ra thị trường.
..."
Xe đạp điện lắp ráp trong nước phải được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước khi thông quan? (Hình từ internet)
Thực hiện kiểm tra chất lượng xe đạp điện sản xuất, lắp ráp như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 41/2013/TT-BGTVT quy định về việc kiểm tra chất lượng Xe sản xuất, lắp ráp xe đạp điện như sau:
"Điều 6. Kiểm tra chất lượng Xe sản xuất, lắp ráp
Việc kiểm tra chất lượng đối với Xe sản xuất, lắp ráp được thực hiện trên cơ sở đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại Cơ sở sản xuất (sau đây gọi tắt là đánh giá COP).
1. Cơ sở sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Có quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng cho từng kiểu loại Xe từ khâu kiểm soát chất lượng linh kiện đầu vào, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn và xuất xưởng để đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và tính năng kỹ thuật của Xe;
b) Có đủ các thiết bị kiểm tra cần thiết cho từng công đoạn sản xuất phù hợp với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra;
c) Có đủ nguồn nhân lực thực hiện việc sản xuất và kiểm tra chất lượng phù hợp với quy trình sản xuất, lắp ráp đã đề ra.
2. Nội dung đánh giá COP:
a) Quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng: kiểm tra linh kiện đầu vào, kiểm tra trên từng công đoạn, kiểm tra xuất xưởng;
b) Trang thiết bị kiểm tra chất lượng;
c) Nguồn nhân lực thực hiện việc kiểm tra chất lượng.
3. Các hình thức đánh giá COP:
a) Đánh giá COP lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật cho Xe;
b) Đánh giá COP hàng năm được thực hiện định kỳ hàng năm;
c) Đánh giá COP đột xuất được thực hiện khi Cơ sở sản xuất có dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng hoặc khi có các khiếu nại về chất lượng Xe;
Đối với các kiểu loại Xe tương tự, không có sự thay đổi cơ bản về quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng Xe thì có thể sử dụng kết quả đánh giá COP trước đó."
Như vậy, thực hiện kiểm tra chất lượng sản xuất, lắp ráp xe đạp điện được quy định như trên.
Kiểm tra chất lượng xe đạp điện trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 41/2013/TT-BGTVT quy định kiểm tra chất lượng Xe trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu như sau:
"Điều 9. Kiểm tra chất lượng Xe trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu
1. Đối với Xe sản xuất, lắp ráp
a) Cơ sở sản xuất chỉ được tiến hành sản xuất, lắp ráp các Xe tiếp theo sau khi đã được cấp Giấy chứng nhận và phải đảm bảo các Xe này phù hợp với hồ sơ đăng ký, mẫu điển hình đã được thử nghiệm. Cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các Xe xuất xưởng;
b) Từng Xe sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (sau đây gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng);
c) Căn cứ vào Giấy chứng nhận đã cấp và kết quả kiểm tra xuất xưởng, Cơ sở sản xuất lập danh sách các Xe xuất xưởng gửi Cơ quan QLCL. Trong phạm vi không quá 02 ngày làm việc, Cơ sở sản xuất nhận Tem hợp quy.
d) Tem hợp quy phải được dán cho từng Xe xuất xưởng, tại vị trí trên khung, phía bên phải, nơi dễ thấy và khó bị phá hủy. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm, Cơ quan QLCL có thể tiến hành kiểm tra, giám sát việc dán Tem hợp quy cho các Xe xuất xưởng.
2. Đối với Xe nhập khẩu
a) Căn cứ vào Giấy chứng nhận đã cấp cho lô Xe nhập khẩu, Cơ sở nhập khẩu nhận Tem hợp quy.
b) Tem hợp quy phải được dán cho từng Xe tại vị trí trên khung, phía bên phải, nơi dễ thấy và khó bị phá hủy. Cơ quan QLCL thực hiện kiểm tra, giám sát việc dán Tem hợp quy cho các Xe trong lô.
3. Tem hợp quy
a) Kích thước, nội dung của Tem hợp quy được quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
b) Màu sắc, hoa văn, vân nền và chất liệu của Tem hợp quy do Cơ quan QLCL quy định chi tiết."
Như vậy, kiểm tra chất lượng xe đạp điện trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.