Xây dựng và sử dụng hệ thống bậc xếp hạng tín nhiệm theo nguyên tắc nào? Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm gồm có những nội dung gì?
Xây dựng và sử dụng hệ thống bậc xếp hạng tín nhiệm theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 33 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Bậc xếp hạng tín nhiệm
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng và sử dụng thống nhất hệ thống bậc xếp hạng tín nhiệm theo các nguyên tắc cơ bản sau:
a) Bậc xếp hạng phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo khả năng so sánh giữa các bậc xếp hạng tín nhiệm;
b) Thứ bậc xếp hạng tín nhiệm được xếp theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về ký hiệu và ý nghĩa của từng bậc xếp hạng tín nhiệm.
Theo như quy định trên thì doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm sẽ xây dựng và sử dụng thống nhất hệ thống bậc xếp hạng tín nhiệm theo các nguyên tắc sau đây:
- Bậc xếp hạng phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo khả năng so sánh giữa các bậc xếp hạng tín nhiệm;
- Thứ bậc xếp hạng tín nhiệm được xếp theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm.
Xây dựng và sử dụng hệ thống bậc xếp hạng tín nhiệm theo nguyên tắc nào? Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm gồm có những nội dung gì?
Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm gồm có những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 35 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm trong vòng hai mươi tư (24) giờ sau khi có quyết định chính thức về kết quả bậc xếp hạng tín nhiệm.
2. Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm phải bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Bậc xếp hạng tín nhiệm;
b) Đánh giá tổng quát về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
c) Những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
d) Thống kê toàn bộ kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm trong quá khứ (nếu có);
đ) Tên và chức danh của chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
e) Các trường hợp chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm dừng không tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước khi hợp đồng kết thúc và nêu rõ lý do;
g) Tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
h) Tỷ lệ sở hữu tổ chức được xếp hạng tín nhiệm của người lao động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
i) Cam kết về thực hiện xếp hạng tín nhiệm một cách độc lập, khách quan;
k) Nêu rõ báo cáo xếp hạng tín nhiệm là thông tin tham khảo, không phải là khuyến nghị đầu tư, góp vốn đối với các công cụ nợ, công cụ tài chính do tổ chức được xếp hạng tín nhiệm phát hành.
3. Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
Theo đó, doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố trên trang thông tin điện tử của mình về báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm trong vòng 24 giờ sau khi có quyết định về kết quả bậc xếp hạng tín nhiệm.
Báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm phải có những nội dung chính như sau:
- Bậc xếp hạng tín nhiệm;
- Đánh giá tổng quát về tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
- Những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
- Thống kê toàn bộ kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm trong quá khứ (nếu có);
- Tên và chức danh của chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
- Các trường hợp chuyên viên phân tích, thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm dừng không tham gia hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước khi hợp đồng kết thúc và nêu rõ lý do;
- Tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
- Tỷ lệ sở hữu tổ chức được xếp hạng tín nhiệm của người lao động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm;
- Cam kết về thực hiện xếp hạng tín nhiệm một cách độc lập, khách quan;
- Nêu rõ báo cáo xếp hạng tín nhiệm là thông tin tham khảo, không phải là khuyến nghị đầu tư, góp vốn đối với các công cụ nợ, công cụ tài chính do tổ chức được xếp hạng tín nhiệm phát hành.
Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được áp dụng cho các đối tượng nào?
Căn cứ vào Điều 34 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức theo chuẩn mực của Ủy ban chứng khoán quốc tế (IOSCO) và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải ban hành và áp dụng bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức cho hoạt động của doanh nghiệp, chuyên viên phân tích và thành viên Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
Như vậy, bộ quy tắc chuẩn mức đạo đức của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được áp dụng cho các đối tượng sau:
- Hoạt động của doanh nghiệp
- Chuyên viên phân tích
- Hội đồng xếp hạng tín nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.