Xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành năm 2025 ra sao?
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành năm 2025 ra sao?
- Cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
- Kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành năm 2025 ra sao?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành năm 2025 như sau:
(1) Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xây dựng phù hợp khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan.
(2) Các bộ, ngành có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật với Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an xây dựng, quản lý, phục vụ công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(3) Trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành:
- Bộ Công an có trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu sau đây: Cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (trừ xe quân sự); Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ; Cơ sở dữ liệu về hành trình của phương tiện giao thông đường bộ, hình ảnh người lái xe (trừ xe quân sự);
Cơ sở dữ liệu về quản lý thời gian điều khiển phương tiện của người lái xe (trừ xe quân sự); Cơ sở dữ liệu về đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong Công an nhân dân; Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong Công an nhân dân; Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trong Công an nhân dân;
- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu sau đây; Cơ sở dữ liệu về đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (trừ xe quân sự, xe công an);
Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (trừ dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật của lực lượng quân đội, công an);
Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (trừ dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của lực lượng quân đội, công an);
- Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu sau đây: Cơ sở dữ liệu về xe xuất khẩu, nhập khẩu; Cơ sở dữ liệu về hóa đơn mua bán xe; Cơ sở dữ liệu về lệ phí trước bạ xe;
- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau đây:
+ Cơ sở dữ liệu về đăng ký, kiểm định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
+ Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
+ Cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ;
+ Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cơ sở dữ liệu chuyên ngành năm 2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
- Cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm các hoạt động bổ sung và điều chỉnh thông tin từ các nguồn sau:
+ Kết quả của quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hoạt động nghiệp vụ khác có liên quan;
+ Kết quả sửa đổi, bổ sung của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có thay đổi thông tin hoặc phát hiện các thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa đầy đủ, chưa chính xác;
+ Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan trực tiếp xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 151/2024/NĐ-CP có trách nhiệm bổ sung, điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu do mình quản lý và đồng bộ với Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về kết nối và chia sẻ dữ liệu.
Kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
(1) Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu khác được thực hiện theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước và các quy định khác có liên quan.
(2) Khi được kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cơ quan quản lý nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước theo quy định.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khai thác các thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được chia sẻ trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, các ứng dụng của lực lượng Cảnh sát giao thông trên môi trường điện tử và các hình thức khai thác khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 151/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.