Xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng” và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật” theo Công văn 9045/BTC-TCHQ?
- Xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng” và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật”
- Việc áp dụng phụ lục Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT như thế nào?
- Xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT?
- Đối tượng áp dụng quy định về hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT?
Xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng” và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật”
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Công văn 9045/BTC-TCHQ năm 2022, Bộ tài chính đã đưa ra vướng mắc về việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT như sau:
Về việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo quy định của Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT.
- Tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT đều quy định 3 cột gồm: cột Tên mặt hàng, cột Mã số theo biểu thuế nhập khẩu và cột Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật.
- Bộ Tài chính đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận: Để xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được hay chưa, phải căn cứ vào cột “Tên hàng" và cột đi hiệu quy cách, ô tả đặc tính kỹ thuật", còn cột “Mã số theo biểu thuế nhập khẩu" chi để dễ tra cứu, định hướng tham khảo.
- Đối với Thông tư sửa đổi Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT trong thời gian tới, để nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung vào Điều 2 nội dung: Việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng" và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật". Đối với" Mã số theo biểu thuế nhập khẩu "chỉ để tra cứu, việc xác định Mã số đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Như vậy, việc xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng" và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật".
Đối với" Mã số theo biểu thuế nhập khẩu "chỉ để tra cứu, việc xác định Mã số đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Xác định hàng hóa trong nước đã sản xuất được phải căn cứ vào “Tên hàng” và “Ký hiệu quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật” theo Công văn 9045/BTC-TCHQ? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng phụ lục Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT như thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục I Công văn 9045/BTC-TCHQ năm 2022, về việc áp dụng phụ lục Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT như sau:
- Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 05/2031/TT-BKHĐT thì các danh mục hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này là căn cứ xác định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đối tượng miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
- Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận: Để xác định mặt hàng trong nước đã sản xuất được hay chưa phải đối chiếu với 01 Phụ lục tương ứng theo mục đích sử dụng của mặt hàng đó, không phải đối chiếu với tất cả các Phụ lục của Thông tư như quy định trước đây tại Thông tư 01/2018/TT-BKHĐT.
Xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT?
Theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Công văn 9045/BTC-TCHQ năm 2022 Bộ Tài chính đã kiến nghị như sau:
Tại Điều 5 Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT ngày 17/8/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về Trách nhiệm thi hành:
“... Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung".
Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) phát sinh một số vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các Phụ lục (Danh mục hàng hóa) ban hành kèm theo Thông tư chưa được quy định cụ thể, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị làm rõ, đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời bằng công văn. Tuy nhiên, công văn trả lời của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không được chấp nhận tại Tòa án nhân dân với lý do: Công văn không phải là Văn bản quy phạm pháp luật, chỉ là văn bản hành chính nên không có giá trị về mặt pháp lý (Ví dụ: Mặt hàng Ngô hạt xảy ra tại Cục Hải quan tỉnh Nghệ An).
Do đó, để đảm bảo căn cứ pháp lý, tránh phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân nhắc, xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 05/2001/TT-BKHĐT theo hướng: Bổ sung cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản làm rõ/ xác nhận" vào sau cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể như sau:
“Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Công nghiệp, Thủ trưởng các cơ quan và cá nhân có liên quan quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đã xác nhận và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung”.
Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư cân nhắc, xem xét sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT theo hướng: Bổ sung cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản làm rõ/ xác nhận" vào sau cụm từ “Bộ Kế hoạch và Đầu tư".
Đối tượng áp dụng quy định về hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT, đối tượng áp dụng quy định về hàng hóa trong nước đã sản xuất được bao gồm 04 đối tượng sau:
- Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Thuế giá trị gia tăng.
- Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
- Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
- Cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật Thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, đối tượng áp dụng quy định về hàng hóa trong nước đã sản xuất được theo Thông tư 05/2021/TT-BKHĐT bao gồm các đối tượng nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.