VKSND tối cao giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS năm 2015 như thế nào?

VKSND tối cao giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS năm 2015 như thế nào? Câu hỏi của bạn Nhân ở Trà Vinh.

Xử lý như thế nào đối với phương tiện, công cụ phạm tội là tài sản của người phạm tội đang thế chấp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng?

Căn cứ theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Mục 1 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023 VKSND tối cao hướng dẫn về việc xử lý đối với phương tiện, công cụ phạm tội là tài sản của người phạm tội đang thế chấp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng như sau:

- Theo quy định tại khoản 9 Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: “Trường hợp tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được xác định là không còn tài sản bảo đảm…”.

- Căn cứ tại Quy định tại khoản 3 Điều 49 Nghị định 21/2021/NĐ-CP nêu trên thì “Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó”.

Như vậy, trường hợp bị can sử dụng tài sản đang thế chấp tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng vào việc phạm tội thì việc xử lý tài sản thực hiện theo quy định Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 2 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 tức là bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy. Quyền lợi của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được giải quyết theo quy định về khởi kiện vụ án dân sự.

VKSND tối cao giải đáp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến quy định của BLHS năm 2015 như thế nào? (Hình từ internet)

Xử lý như thế nào đối với phương tiện, công cụ phạm tội là tài sản được hình thành từ nguồn vốn tài sản chung của vợ chồng?

Căn cứ theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023 tối cao hướng dẫn về việc xử lý đối với phương tiện, công cụ phạm tội là tài sản được hình thành từ nguồn vốn tài sản chung của vợ chồng như sau:

- Căn cứ tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu”.

Do vậy, trường hợp phương tiện, công cụ phạm tội được hình thành từ nguồn vốn tài sản chung của vợ chồng thì tùy từng trường hợp, nếu xác định được vợ/chồng có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm (như biết rõ mà vẫn đồng ý hoặc cho phép) thì phương tiện, công cụ phạm tội đó có thể bị tịch thu toàn bộ;

Nếu xác định vợ/chồng không có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm (như không biết việc chồng/vợ sử dụng vào việc phạm tội sử dụng vào việc phạm tội) thì có thể không tịch thu phần giá trị tài sản thuộc sở hữu của vợ chồng.

Mức cấp dưỡng nuôi con có phụ thuộc vào độ tuổi của người bị hại trong trường vụ án giao cấu với người 13 tuổi hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Mục 1 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023 tối cao hướng dẫn về mức cấp dưỡng như sau:

- Căn cứ tại khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đủ thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Pháp luật không có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng theo độ tuổi của người bị hại (người mẹ).

Do đó, không có căn cứ pháp luật để xác định mức cấp dưỡng nuôi con theo độ tuổi của người bị hại.

Trường hợp lãi suất trong quan hệ hụi, họ vượt quá lãi suất giới hạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Mục 1 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023 tối cao hướng dẫn về lãi suất trong quan hệ hụi, họ vượt quá lãi suất giới hạn như sau:

- Căn cứ Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 3, Điều 21, khoản 2 Điều 25 và khoản 2 Điều 28 Nghị định 19/2019/NĐ-CP thì họ, hụi, biêu, phường là hình thức giao dịch vay tài sản được pháp luật dân sự điều chỉnh và bảo đảm hoạt động.

- Trường hợp lãi suất trong quan hệ hụi, họ có lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định của pháp luật dân sự mà đủ yếu tố cấu thành tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì người thực hiện hành vi có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Có cần thiết phải xác định cụ thể số lô, số đề đã ghi trong vụ án về tội đánh bạc không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Mục 1 Công văn 2160/VKSTC-V14 năm 2023 tối cao hướng dẫn về số lô, số đề đã ghi trong vụ án về tội đánh bạc như sau:

- Việc xác định cụ thể sổ lô, số đề đã ghi là cơ sở để xác định tổng số tiền dùng để đánh bạc của người chơi đề, chủ đề; có ý nghĩa nhằm làm rõ ý thức, mục đích, hành vi của người chơi đề cũng như tình tiết của vụ án; là cơ sở để đánh giá chứng cứ.

Do đó, cần thiết phải xác định cụ thể số lô, số đề đã ghi trong vụ án về tội Đánh bạc quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,804 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào