Việt Nam có bao nhiêu tỉnh có đường biên giới giáp với Lào? Hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào?

Cho tôi hỏi: Việt Nam có bao nhiêu tỉnh có đường biên giới giáp với Lào? Hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào? - Câu hỏi của bạn G.N (Kiên Giang).

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh có đường biên giới trên đất liền giáp với Lào?

Căn cứ theo Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào, “Biên giới” là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, lòng đất, vùng nước, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Theo đó, Việt Nam có tổng cộng 10 tỉnh có đường biên giới trên đất liền giáp với Lào.

Cụ thể bao gồm: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Kon Tum.

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh có đường biên giới giáp với Lào? Hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào?

Việt Nam có bao nhiêu tỉnh có đường biên giới giáp với Lào? Hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào? (Hình từ Internet)

Hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào?

Căn cứ Điều 5 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào có nêu như sau:

Những hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới
1. Xê dịch, phá hoại hoặc gây hư hại mốc quốc giới, dấu hiệu nhận biết đường biên giới, công trình công ích, các loại biển báo “Khu vực biên giới”, “Khu vực cửa khẩu”, “Vành đai biên giới”, “Vùng cấm”; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới; làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới.
2. Kích động hoặc phá hoại an ninh, an toàn xã hội và trật tự công cộng; bắn súng qua biên giới; gây nổ, chặt phá và đốt cây trong vành đai biên giới; xâm canh, xâm cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lâm thổ sản, thủy sản trái phép và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh và sức khỏe con người.
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, lắp đặt các thiết bị lưu giữ chất hóa học nguy hiểm, xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hiểm trong phạm vi 1.000m (một nghìn mét) hoặc khai khoáng trong phạm vi 500m (năm trăm mét) tính từ đường biên giới về mỗi nước (trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận khác).
4. Xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú trái phép trong khu vực biên giới; mua bán người; buôn lậu, gian lận thương mại, mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, vũ khí, ma túy, chất phóng xạ, nguyên liệu hạt nhân, hóa chất độc hại, chất cháy, nổ nguy hiểm, chất thải qua biên giới; vận chuyển qua biên giới văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa, vật phẩm có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm, gây hại cho sức khỏe của con người, động vật, thực vật và môi trường.
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới trên không của hai nước thiết bị bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của người, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội.
6. Khảo sát, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, đo, vẽ cảnh vật ở những nơi có biển cấm những hành vi đó.
7. Giả mạo giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của hai Bên để hoạt động trong khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm và khu vực cửa khẩu.
8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Hiệp định này.

Như vậy, trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào, có những hành vi bị nghiêm cấm nêu trên.

Việc quản lý bảo vệ đường biên giới Việt Nam - Lào được quy định ra sao?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Lào như sau:

Quản lý bảo vệ đường biên giới
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới của mỗi Bên tuần tra bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới theo sự phân công trách nhiệm tại Điều 6 của Hiệp định này.
2. Khi cần thiết, hai Bên tổ chức các đội tuần tra song phương hoặc đội kiểm tra liên hợp để cùng tuần tra, kiểm tra đường biên giới.
3. Biên bản tuần tra song phương hoặc biên bản kiểm tra liên hợp làm thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, có chữ ký của đội trưởng đội tuần tra song phương hoặc của đội trưởng đội kiểm tra liên hợp và cán bộ kỹ thuật của hai Bên (nếu có), cả hai văn bản có giá trị như nhau.
4. Trường hợp phát hiện thấy đoạn sông, suối biên giới bị xói lở, đổi dòng làm ảnh hưởng đến hướng đi của đường biên giới, các đơn vị chuyên trách bảo vệ biên giới liên quan hoặc chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới của hai nước lập biên bản chung xác nhận việc sông, suối bị xói lở, đổi dòng chảy và nguyên nhân để báo cáo ngay lên Cơ quan biên giới trung ương mỗi Bên và cấp có thẩm quyền khác.

Như vậy, việc quản lý bảo vệ đường biên giới Việt Nam - Lào được thực hiện theo nội dung nêu trên. Trong đó, lực lượng chuyên trách bảo vệ biên giới của mỗi Bên tuần tra bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới theo sự phân công trách nhiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
9,083 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào