Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền áp dụng tất cả biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự không?

Tôi muốn hỏi Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự không? - Thắc mắc của chị Vân (Biên Hòa)

Biện pháp ngăn chặn là gì? Có bao nhiêu biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự?

Căn cứ theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về biện pháp ngăn chặn như sau:

Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

Theo đó, có thể hiểu biện pháp ngăn chặn là một biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được áp dụng đối với một số đối tượng nhất định với mục đích đảm bảo thi hành án hoặc kịp thời ngăn chặn:

- Tội phạm;

- Hành động gây khó khăn cho hoạt động chứng minh;

- Tiếp tục phạm tội.

Theo nội dung của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, hiện nay có tổng cộng 08 biện pháp ngăn chặn được áp dụng:

- Bắt;

- Tạm giữ;

- Tạm giam;

- Bảo lĩnh;

- Đặt tiền để bảo đảm;

- Cấm đi khỏi nơi cư trú;

- Tạm hoãn xuất cảnh;

- Giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền áp dụng tất cả biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự không?Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền áp dụng tất cả biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự không? (Hình từ Internet)

Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền áp dụng tất cả biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự không?

Theo điểm c khoản 2 Điều 41 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền hạn sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
...
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
...
c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố.

Theo đó, Viện trường Viện Kiểm sát nhân nhân dân có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên không phải biện pháp ngăn chặn nào Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có quyền áp dụng.

Cụ thể, căn cứ theo khoản 2 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, thì người có thẩm quyền thực hiện biện pháp ngăn chặn "giữ người trong trường hợp khẩn cấp" bao gồm:

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
...
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Theo nội dung trên, Viện trưởng Viện Kiểm sát không có tên trong danh sách có thẩm quyền thực hiện biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Do vậy, có thể đi đến kết luận, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân không có thẩm quyền áp dụng tất cả các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự.

Biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bị hủy bỏ hoặc thay thế khi nào?

Căn cứ theo Điều 125 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, các biện pháp ngăn chặn sẽ bị hủy bỏ, thay thế khi:

Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
1. Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

Như vậy, việc hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được thực hiện khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
9,222 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào