Viên chức sinh ba con trong lần mang thai đầu tiên có bị xử lý kỷ luật không? Viên chức là Đảng viên khi sinh con thứ ba bị xử lý kỷ luật Đảng như thế nào?
Viên chức sinh ba con trong lần mang thai đầu tiên có bị xử lý kỷ luật không?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
....
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh dân số năm 2003, được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản như sau:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
....
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP có nội dung:
Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
...
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
...
Như vậy, viên chức sinh ba con nhưng được xác định là sinh trong lần sinh đầu tiên sẽ được xem là không vi phạm quy định pháp luật về dân số nên không bị xử lý kỷ luật.
Viên chức sinh ba con có bị kỷ luật? (Hình ảnh từ Internet)
Viên chức là Đảng viên khi sinh con thứ ba thì bị xử lý kỷ luật Đảng như thế nào?
Căn cứ Điều 52 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về vi phạm quy định chính sách dân số như sau:
Vi phạm quy định chính sách dân số
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Vi phạm chính sách dân số.
2. Trường hợp vi phạm đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tuyên truyền, phổ biến hoặc ban hành văn bản có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.
b) Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm sinh thêm con ngoài giá thú hoặc trái quy định.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Tại khoản 8 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 có quy định:
III. Kỷ luật đảng viên vi phạm
...
8. Vi phạm quy định chính sách dân số (Điều 52)
8.1. Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật.
8.2. Vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật.
...
Như vậy, viên chức là Đảng viên khi sinh con thứ ba nếu:
(1) Thuộc trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định tại Nghị định 20/2010/NĐ-CP thì xác định là không vi phạm chính sách dân số nên không bị xử lý kỷ luật Đảng.
(2) Không thuộc trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định tại Nghị định 20/2010/NĐ-CP thì xác định là vi phạm chính sách dân số nên bị xử lý kỷ luật Đảng với hình thức khiển trách (nếu gây hậu quả ít nghiêm trọng); tuy nhiên:
+ Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
+ Vi phạm do nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai sản (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì được xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật.
+ Vi phạm do cố ý hoặc cưỡng ép không thực hiện kế hoạch hóa gia đình thì xem xét tăng nặng mức kỷ luật.
Chủ thể nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP thì thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức như sau:
- Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Trường hợp xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền tuyển dụng trước khi ra quyết định, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng.
- Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.
Hồ sơ, quyết định kỷ luật viên chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý viên chức biệt phái.
- Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.