Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước hằng năm được quy định như thế nào? Nội dung rà soát, đánh giá ra sao?

Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước hằng năm được quy định như thế nào? Nội dung rà soát, đánh giá ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước hằng năm được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy địn h như sau:

Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
...
4. Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm, theo quy định sau:
a) Thời điểm: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18 tháng 11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất;
b) Hình thức: Cuộc họp hoặc lồng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư;
c) Nội dung: Rà soát nội dung; đánh giá việc thực hiện hương ước, quy ước; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên; đôn đốc, nhắc nhở, phê bình hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước.

Theo đó, thời điểm rà soát đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư thực hiện hằng năm là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18 tháng 11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất.

Nội dung rà soát sẽ là về việc thực hiện hương ước, quy ước; kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên; đôn đốc, nhắc nhở, phê bình hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước.

Bên cạnh đó, việc rà soát đánh giá thực hiện hương ước, quy ước do cộng đồng dân cư được thực hiện thông qua cuộc họp hoặc lồng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư.

Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước hằng năm được quy định như thế nào? Nội dung ra soát, đánh giá ra sao?

Việc rà soát, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước hằng năm được quy định như thế nào? Nội dung rà soát, đánh giá ra sao?

Các hình thức phổ biến hương ước, quy ước trong cộng đồng dân cư theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm các hình thức nào?

Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước:

Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước đã được Ủy ban nhân dân cấp xã công nhận phải được Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố thông tin, phổ biến kịp thời, rộng rãi đến các hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư để biết, thực hiện bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng và ít nhất một trong các hình thức sau đây:
a) Hội nghị của cộng đồng dân cư;
b) Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;
c) Sao gửi đến từng hộ gia đình;
d) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cộng đồng dân cư;
đ) Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; hoạt động hòa giải cơ sở của đội ngũ hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;
e) Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.
...

Theo đó, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được phổ biến bằng hình thức niêm yết công khai tại nhà văn hóa - khu thể thao của cộng đồng dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng.

Bên cạnh đó, hình thức phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư được phổ biến bao gồm các hình thức sau:

- Hội nghị của cộng đồng dân cư;

- Thông tin trên mạng lưới thông tin cơ sở;

- Sao gửi đến từng hộ gia đình;

- Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp;

- Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; hoạt động hòa giải cơ sở của đội ngũ hòa giải viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư;

- Hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư.

Trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư là của ai?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 61/2023/NĐ-CP về trách nhiệm thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước:

Thông tin, phổ biến, đánh giá thực hiện hương ước, quy ước
...
2. Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức các hoạt động thông tin, phổ biến nội dung của hương ước, quy ước cho hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư.
3. Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ cộng đồng dân cư tổ chức thông tin, phổ biến, truyền thông và thực hiện hương ước, quy ước.
...

Như vậy, trách nhiệm phổ biến hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư thuộc về các đối tượng sau:

- Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư.

- Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,623 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào