Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp nào? Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết?

Cho tôi hỏi: Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết như thế nào? Câu hỏi của anh Minh Hưng đến từ Kiên Giang.

Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau:

Điều kiện lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết
1. Chỉ cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này mới được tiến hành lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.
2. Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết;
b) Có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật này;
c) Trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

Như vậy theo quy định trên việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết.

- Thứ hai, có thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết và đã được công bố là chết não theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006.

- Cuối cùng, trường hợp không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.

Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp nào? Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết?

Việc lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được thực hiện trong trường hợp nào? Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết? (Hình từ Internet)

Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết mới nhất hiện nay là mẫu nào?

Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết là mẫu 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 07/2008/QĐ-BYT. Dưới đây là hình ảnh Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết:

Tải Đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết: tại đây.

Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết như thế nào?

Căn cứ tại Điều 18 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy định như sau:

Thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết
1. Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 của Luật này có quyền bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.
2. Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
3. Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.
4. Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế quy định tại Điều 16 của Luật này có trách nhiệm sau đây:
a) Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người;
b) Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến;
c) Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến;
d) Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.
5. Việc đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký được cấp thẻ đăng ký hiến.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết; việc tư vấn, kiểm tra sức khỏe cho người hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết.

Như vậy theo quy định trên thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết như sau:

Bước 1: Người có đủ điều kiện bày tỏ nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết với cơ sở y tế.

Bước 2: Khi nhận được thông tin của người có nguyện vọng hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết, cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Bước 3: Khi nhận được thông báo về trường hợp hiến mô, bộ phận cơ thể người, Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người có trách nhiệm thông báo cho cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục đăng ký cho người hiến.

Bước 4: Khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, cơ sở y tế có thực hiện các công việc sau:

- Trực tiếp gặp người hiến để tư vấn về các thông tin có liên quan đến hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người.

- Hướng dẫn việc đăng ký hiến theo mẫu đơn; thực hiện việc kiểm tra sức khỏe cho người hiến.

- Cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho người hiến.

- Báo cáo danh sách người đăng ký hiến đã được cấp thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,426 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào