Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo những quy định nào?

Cho tôi hỏi: Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo quy định gì? Câu hỏi của anh Hải đến từ Tuyên Quang.

Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo quy định gì?

Căn cứ tại Điều 26 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng như sau:

- Tổ chức hành nghề công chứng phải lập, bảo quản và lưu trữ các loại sổ sau đây:

+ Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch, sổ công chứng bản dịch theo quy định tại Điều 25 Thông tư 01/2021/TT-BTP.

+ Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-CC-29). Sổ theo dõi sử dụng lao động phải ghi ngày mở sổ, ngày khóa sổ và được đóng dấu giáp lai theo quy định của pháp luật;

+ Sổ văn thư, lưu trữ, sổ kế toán, tài chính và các loại sổ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc lập, bảo quản, lưu trữ các loại sổ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 01/2021/TT-BTP được thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, lưu trữ, thống kê, thuế, tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo quy định gì? Trình tự, thủ tục kiểm tra về hoạt động công chứng được tiến hành?

Việc lập, quản lý và sử dụng sổ trong hoạt động công chứng phải tuân theo quy định gì? Trình tự, thủ tục kiểm tra về hoạt động công chứng được tiến hành? (Hình từ Internet)

Nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định như sau:

Báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; nội dung báo cáo được đưa vào Báo cáo kết quả công tác tư pháp hằng năm gửi Bộ Tư pháp.
2. Nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
a) Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; việc đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; việc xóa đăng ký hành nghề, thu hồi Thẻ công chứng viên; kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng (tổng số việc công chứng, chứng thực, số phí, thù lao công chứng, phí chứng thực và các chi phí khác);
b) Việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; việc cho phép thành lập, chuyển trụ sở từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác; việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng (nếu có);
c) Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng và đề xuất, kiến nghị (nếu có);
d) Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

Như vậy theo quy định trên nội dung báo cáo về tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương gồm những vấn đề cơ bản sau đây:

- Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương: Số lượng công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; việc đăng ký hành nghề, cấp Thẻ công chứng viên; việc xóa đăng ký hành nghề, thu hồi Thẻ công chứng viên; kết quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng (tổng số việc công chứng, chứng thực, số phí, thù lao công chứng, phí chứng thực và các chi phí khác).

- Việc thành lập, chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; việc cho phép thành lập, chuyển trụ sở từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác; việc hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng (nếu có).

- Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và hoạt động công chứng và đề xuất, kiến nghị (nếu có).

- Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng tại địa phương; đề xuất, kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.

Trình tự, thủ tục kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng được tiến hành như thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 28 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định như sau:

- Công bố nội dung, chương trình kiểm tra khi bắt đầu tiến hành kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng.

- Đối chiếu, kiểm tra, đánh giá nội dung báo cáo và các sổ sách, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được xuất trình theo quy định của pháp luật.

- Lập biên bản kiểm tra về tổ chức và hoạt động công chứng sau khi kết thúc kiểm tra.

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức và hoạt động công chứng (nếu có).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,274 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào