Việc lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép được hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?

Việc lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép được hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Việc lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép được hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT việc lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép được hướng dẫn như sau:

(1) Nội dung phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT.

(2) Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các ngành, cấp chính quyền có liên quan lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT, trình cấp có thẩm quyền thẩm định;

- Hồ sơ thẩm định phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép gồm: Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thẩm định phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép; nội dung phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép và các phụ biểu kèm theo;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổ chức thẩm định phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép, hoàn thiện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.

Việc lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép được hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao?

Việc lập phương án bố trí ổn định dân cư xen ghép được hướng dẫn tại Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT ra sao? (Hình ảnh từ Internet)

Bố trí ổn định dân cư xen ghép được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT có thể hiểu Bố trí ổn định dân cư xen ghép là di chuyển hộ gia đình, cá nhân xen ghép vào các điểm dân cư hiện có.

Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu gì?

Căn cứ theo khoản 2 Mục I Điều 1 Quyết định 590/QĐ-TTg năm 2022 thì mục tiêu của Chương trình là:

Mục tiêu chung

Thực hiện bố trí ổn định dân cư tại các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng, nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện bố trí ổn định 121.290 hộ, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 bố trí ổn định 64.283 hộ, bao gồm: 47.159 hộ vùng thiên tai; 3.726 hộ vùng đặc biệt khó khăn; 2.872 hộ vùng biên giới, hải đảo; 10.526 hộ di cư tự do, hộ cư trú trong khu rừng đặc dụng.

- Phấn đấu đến năm 2025, cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 3%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 45% trở lên; tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 98% trở lên; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 90% trở lên.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện dự án bố trí ổn định dân cư khẩn cấp như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT quy định về vấn đề lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung như sau:

Lập dự án bố trí ổn định dân cư tập trung
1. Các dự án bố trí ổn định dân cư tập trung:
a) Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai;
b) Dự án bố trí ổn định dân cư vùng biên giới, hải đảo;
c) Dự án bố trí ổn định dân cư vùng đặc biệt khó khăn;
d) Dự án bố trí ổn định dân di cư tự do, khu rừng đặc dụng;
đ) Trường hợp trên một địa bàn có nhiều đối tượng cần bố trí ổn định dân cư tập trung, như: Vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng thì xây dựng dự án bố trí ổn định dân cư tập trung kết hợp nhiều đối tượng và lấy đối tượng có số hộ nhiều nhất để gọi tên theo 1 trong 4 loại dự án tại điểm a, b, c và d nêu trên.
2. Nội dung dự án bố trí ổn định dân cư tập trung theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bố trí ổn định dân cư tập trung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Trường hợp thực hiện dự án bố trí ổn định dân cư khẩn cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước, Điều 42 Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, dựa theo quy định trên thì trường hợp thực hiện dự án bố trí ổn định dân cư khẩn cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện như sau:

(1) Chỉ đạo, triển khai về sử dụng ngân sách nhà nước dự phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành

(2) Chỉ đạo, triển khai về quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định tại Điều 42 Luật Đầu tư công 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thông tư 24/2023/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 05/02/2024

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

937 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào