Việc ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất, trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Việc ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất, trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Tạo đến từ Đồng Nai.

Người trực tiếp sử dụng hóa chất là gì? Ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất là gì?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BKHCN định nghĩa người trực tiếp sử dụng hóa chất như sau:

Người trực tiếp sử dụng hóa chất là người tiến hành các hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu khoa học có sử dụng hóa chất.

Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BKHCN định nghĩa ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất như sau:

Ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất là việc ghi một hoặc một số nội dung cơ bản, cần thiết về hóa chất, tính chất gây nguy hiểm của hóa chất đó trên dụng cụ chứa để cung cấp thông tin cho người sử dụng;

Việc ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất, trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định việc ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất, trong phòng thí nghiệm như sau:

- Hóa chất đóng thùng, đóng chai, bao gói nguyên đai, nguyên kiện tồn chứa trong kho chứa hóa chất và lưu giữ trong phòng thí nghiệm thực hiện ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật hóa chất 2007.

- Hóa chất mua lẻ, sử dụng lại, dồn lưu tồn chứa trong kho chứa hóa chất và hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm sau khi phá, dỡ đai, kiện, sang chiết vào dụng cụ chứa hóa chất để thực hiện thí nghiệm thì trên dụng cụ chứa hóa chất phải ghi nhãn để cảnh báo, phân loại bảo đảm an toàn hóa chất cho người sử dụng.

+ Ghi nhãn trên dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất bảo đảm các thông tin: tên hóa chất, công thức hóa học; biện pháp phòng ngừa để sử dụng an toàn; thời hạn sử dụng; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có).

+ Ghi nhãn trên dụng cụ chứa hóa chất sử dụng trong quá trình thực hiện thí nghiệm, nghiên cứu khoa học bảo đảm một hoặc một số thông tin sau:

++ Tên hóa chất, công thức hóa học;

++ Hàm lượng, nồng độ hoặc thành phần chính.

Theo đó, việc ghi nhãn trên dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất bảo đảm các thông tin như là tên hóa chất, công thức hóa học; biện pháp phòng ngừa để sử dụng an toàn; thời hạn sử dụng; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ.

Việc ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất, trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào?

Việc ghi nhãn dụng cụ chứa hóa chất trong kho chứa hóa chất, trong phòng thí nghiệm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Người trực tiếp sử dụng hóa chất có trách nhiệm gì trong việc thực hiện an toàn hóa hóa chất?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 04/2019/TT-BKHCN quy định trách nhiệm của người trực tiếp sử dụng hóa chất trong việc thực hiện an toàn hóa hóa chất như sau:

- Tuân thủ các quy định về quản lý an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật và nội quy, quy trình, hướng dẫn sử dụng hóa chất của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

- Đề xuất và thực hiện phương án lưu giữ hóa chất, sử dụng trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động trong thí nghiệm, nghiên cứu bảo đảm an toàn.

- Đề xuất và thực hiện phân nhóm, bố trí khu vực lưu giữ theo nhóm hóa chất nguy hiểm, dụng cụ chứa hóa chất để tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và treo biển báo nguy hiểm.

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng hóa chất bảo đảm an toàn theo quy định của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học. Riêng đối với danh mục hóa chất cấm phải quản lý nghiêm ngặt số lượng, khối lượng, sử dụng đúng mục đích trong thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình sử dụng.

- Sử dụng các trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ chứa hóa chất phù hợp, đáp ứng các quy định, bảo đảm an toàn và sạch sẽ.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời cho người đứng đầu cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học các hiện tượng không bình thường trong quá trình sử dụng hóa chất có nguy cơ gây nguy hiểm, mất an toàn hoặc sự cố hóa chất để có biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất kịp thời.

- Thực hiện sắp xếp trang thiết bị an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ chứa hóa chất và lưu giữ hóa chất theo quy định của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

- Tham gia huấn luyện an toàn hóa chất do cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học tổ chức (nếu có); nắm vững về nội quy, quy trình, hướng dẫn sử dụng hóa chất an toàn và các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

- Đọc kỹ tài liệu, hiểu rõ quy trình trước khi thực hiện thí nghiệm và dự báo các sự cố có thể xảy ra để chủ động phòng tránh, đặc biệt đối với các loại hóa chất nguy hiểm, hóa chất mới.

- Phân loại và lưu giữ, xử lý chất thải theo đúng quy định của cơ sở thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

- Định kỳ rà soát, đề xuất việc xử lý hóa chất thải, dụng cụ chứa hóa chất bị bị hư hỏng.

- Lập sổ theo dõi hóa chất sử dụng, hóa chất thải.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,361 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào