Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm hoàn thành đủ mấy giai đoạn theo quy định hiện nay?
- Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm hoàn thành đủ mấy giai đoạn?
- Trường hợp cai nghiện ma túy tự nguyện thì phải đảm bảo mấy giai đoạn?
- Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập công đồng đối với người cai nghiện ma túy được hướng dẫn thực hiện ra sao?
- Chính sách của Nhà nước về phòng chống ma túy hiện nay ra sao?
Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm hoàn thành đủ mấy giai đoạn?
Căn cứ Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về quy trình cai nghiện ma túy như sau:
Quy trình cai nghiện ma túy
1. Quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại;
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
d) Lao động trị liệu, học nghề;
đ) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
2. Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ các giai đoạn quy định tại khoản 1 Điều này; việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, đối với cai nghiện ma túy bắt buộc, việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ các giai đoạn tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021.
Cụ thể, bao gồm:
- Tiếp nhận, phân loại;
- Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
- Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
- Lao động trị liệu, học nghề;
- Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm hoàn thành đủ mấy giai đoạn theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Trường hợp cai nghiện ma túy tự nguyện thì phải đảm bảo mấy giai đoạn?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 có đề cập về việc cai nghiện ma túy tự nguyện như sau:
Quy trình cai nghiện ma túy
...việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021, các giai đoạn trong trường hợp cai nghiện ma túy tự nguyện bao gồm:
- Tiếp nhận, phân loại;
- Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
- Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách.
Giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập công đồng đối với người cai nghiện ma túy được hướng dẫn thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
1. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch cai nghiện theo các mục tiêu; đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất, tâm thần của người cai nghiện ma túy;
2. Xác định nơi cư trú của người cai nghiện để chuẩn bị thực hiện biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; tư vấn các biện pháp phòng, chống tái nghiện cho người nghiện cai nghiện ma túy; kỹ năng từ chối sử dụng ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng.
3. Cung cấp thông tin về biện pháp quản lý sau cai nghiện tại cộng đồng và các chính sách hỗ trợ hòa nhập của nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy; giới thiệu, cung cấp thông tin, địa chỉ dịch vụ công tác xã hội, nhóm sinh hoạt đồng đẳng tại địa phương cho người cai nghiện ma túy.
4. Phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, thị trường lao động, tư vấn, giáo dục kỹ năng sống, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý nhằm trang bị kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người cai nghiện ma túy.
5. Hướng dẫn người cai nghiện ma túy xây dựng kế hoạch tái hòa nhập cộng đồng theo Mẫu số 21 Phụ lục II Nghị định này. Kế hoạch cần xác định mục tiêu, nguyện vọng của người cai nghiện ma túy, hoàn cảnh thực tế, sự hỗ trợ của các nguồn lực, năng lực bản thân người cai nghiện ma túy, chọn việc làm phù hợp với sức khỏe và kỹ năng lao động của bản thân.
Như vậy, giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với người cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Chính sách của Nhà nước về phòng chống ma túy hiện nay ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy 2021, Nhà nước có 10 chính sách về phòng chống ma túy.
Cụ thể như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ma túy; kết hợp với phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống ma túy; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.
3. Ưu tiên nguồn lực phòng, chống ma túy cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới và địa bàn phức tạp về ma túy.
4. Cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, người làm công tác cai nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.
5. Bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy.
6. Quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy; khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
7. Bảo đảm kinh phí cai nghiện ma túy bắt buộc; hỗ trợ kinh phí cai nghiện ma túy tự nguyện, kinh phí quản lý sau cai nghiện ma túy.
8. Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, hỗ trợ quản lý sau cai nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện ma túy được miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao trong phòng, chống ma túy.
10. Khen thưởng cá nhân, tổ chức, cơ quan có thành tích trong phòng, chống ma túy.
Như vậy, trong công tác phòng chống ma túy, Nhà nước có 10 chính sách nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.