Việc báo cáo, tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Việc thống kê, báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ Thông tư 142/2017/TT-BQP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
Việc thống kê, báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng hiện nay được quy định tại Điều 26 Thông tư 142/2017/TT-BQP với những nội dung sau:
- Các đơn vị phải mở sổ theo dõi, thống kê các nội dung cần báo cáo theo quy định hiện hành.
Các số liệu thống kê phải được lưu giữ ít nhất 5 năm ở cấp phân xưởng hoặc bộ phận tương đương và 10 năm ở cấp đơn vị để làm cơ sở theo dõi, phân tích, đề ra các chính sách và giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị.
- Ngoài các báo cáo chuyên đề về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các đơn vị phải thực hiện báo cáo chung về công tác an toàn, vệ sinh lao động; định kỳ một năm 02 lần (6 tháng và hằng năm) tổng hợp, báo cáo về Bộ Quốc phòng (thông qua Tổng cục Kỹ thuật) tình hình, kết quả công tác an toàn, vệ sinh lao động.
+ Thời gian báo cáo: Trước ngày 05 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo cả năm.
+ Mail báo cáo định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động.
Việc báo cáo, tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Sơ kết, tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được thực hiện khi nào?
Điều 27 Thông tư 142/2017/TT-BQP có quy định về việc sơ kết, tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng như sau:
Sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động
1. Định kỳ 6 tháng và hằng năm, các đơn vị phải tổ chức sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động với các nội dung: Phân tích các kết quả đạt được, các thiếu sót, tồn tại, nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động, phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ.
2. Việc sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện từ cấp cơ sở đến cấp Bộ Quốc phòng.
Như vậy, theo quy định thì việc sơ kết, tổng kết công tác an toàn vệ sinh lao động Bộ Quốc phòng được thực hiện định kỳ 06 tháng và hàng năm từ cấp cơ sở đến cấp Bộ Quốc phòng.
Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 142/2017/TT-BQP, trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động được xác định như sau:
- Chủ trì xây dựng, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động, chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; tham gia lập hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
- Đề nghị ban hành Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất đặc thù quân sự có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chủ trì thực hiện đối với hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
- Xây dựng hoặc tham gia ý kiến theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động.
- Theo dõi, tổng hợp, cung cấp thông tin, thống kê về an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
- Chủ trì tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; phòng ngừa sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Trình Bộ Quốc phòng quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động trong Bộ Quốc phòng.
- Thanh tra, kiểm tra, đề xuất xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, bảo hộ lao động; thực hiện, phối hợp điều tra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị với cơ quan chức năng điều tra, xử lý tai nạn lao động có dấu hiệu tội phạm.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Định kỳ sơ kết, tổng kết, tổng hợp tình hình công tác an toàn, vệ sinh lao động báo cáo Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.