Vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà theo Thông tư 33/2024 được quản lý thế nào? Trách nhiệm của đơn vị quản lý bến phà ra sao?
Vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà theo Thông tư 33/2024 được quản lý thế nào? Trách nhiệm của đơn vị quản lý bến phà ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà như sau:
- Việc in, phát hành, quản lý và sử dụng vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà theo đúng quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà tại các bến phà bao gồm 02 loại: vé lượt, vé tháng.
+ Vé lượt: là vé có giá trị sử dụng dịch vụ sử dụng phà một lần, cho một đối tượng phải trả tiền dịch vụ sử dụng phà;
+ Vé tháng: là vé có giá trị sử dụng dịch vụ sử dụng phà nhiều lần trong vòng 30 ngày, kể từ ngày bán ghi cụ thể trên vé đến ngày kết thúc thời hạn được ghi cụ thể trên vé.
Lưu ý: Vé tháng chỉ áp dụng đối với các đối tượng có quy định mức thu vé tháng tại các văn bản định giá do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
Đối với người đi bộ, trên vé phải ghi rõ họ, tên và số căn cước (hoặc hộ chiếu; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; giấy xác nhận nhân thân do Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận).
Đối với phương tiện theo quy định không có biển số, trên vé phải ghi rõ loại phương tiện và họ, tên; số căn cước (hoặc hộ chiếu; giấy phép lái xe ô tô, mô tô; giấy xác nhận nhân thân do Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận) của người điều khiển phương tiện. Đối với phương tiện theo quy định phải có biển số, trên vé phải ghi rõ loại phương tiện và biển số của phương tiện.
- Vé mua cho đối tượng phải trả tiền dịch vụ sử dụng phà chỉ có giá trị sử dụng cho đối tượng tại bến phà đó.
- Trường hợp xảy ra thảm họa, dịch bệnh, thiên tai hoặc các trường hợp bất khả kháng khác, bến phà phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phà thực hiện gia hạn thời gian hiệu lực của vé tháng theo nguyên tắc số ngày gia hạn bằng số ngày tạm dừng hoạt động nhưng đảm bảo không vượt quá số ngày còn hiệu lực của vé tháng tính từ thời điểm bắt đầu tạm dừng hoạt động.
Trên đây là quy định về quản lý vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà.
Vé thu tiền dịch vụ sử dụng phà theo Thông tư 33/2024 được quản lý thế nào? Trách nhiệm của đơn vị quản lý bến phà ra sao? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của đơn vị quản lý bến phà ra sao?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 33/2024/TT-BGTVT có quy định về trách nhiệm của đơn vị quản lý bến phà, đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phà như sau:
- Cơ quan quản lý bến phà có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phà lập phương án giá dịch vụ sử dụng phà, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý giá đối với đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phà.
- Đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng phà có trách nhiệm:
+ Căn cứ khung giá được cơ quan nhà nước ban hành quyết định mức giá thu dịch vụ sử dụng phà cụ thể;
+ Thực hiện kê khai, công khai, niêm yết các thông tin về mức giá, đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng phà theo quy định của pháp luật về giá;
+ Chấp hành các quy định về thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về quản lý giá;
+ Tổ chức các điểm bán vé thuận tiện cho chủ phương tiện và tránh ùn tắc giao thông;
+ Bán kịp thời, đầy đủ các loại vé cho mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Quy định về chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa ra sao?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 có quy định về chấp hành quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa như sau:
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi điều khiển phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo quy tắc giao thông và báo hiệu đường thuỷ nội địa quy định tại Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
- Thuyền trưởng tàu biển khi điều khiển tàu biển, tàu cá hoạt động trên đường thuỷ nội địa phải tuân theo báo hiệu đường thuỷ nội địa và quy tắc giao thông quy định đối với phương tiện có động cơ
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình phải điều khiển phương tiện với tốc độ an toàn để có thể xử lý các tình huống tránh va, không gây mất an toàn đối với phương tiện khác hoặc tổn hại đến các công trình; giữ khoảng cách an toàn giữa phương tiện mình đang điều khiển với phương tiện khác; phải giảm tốc độ của phương tiện trong các trường hợp sau đây:
+ Đi gần phương tiện đang thực hiện nghiệp vụ trên luồng, phương tiện bị nạn, phương tiện chở hàng nguy hiểm;
+ Đi trong phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa;
+ Đi gần đê, kè khi có nước lớn.
- Thuyền trưởng, người lái phương tiện khi hành trình không được bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.