Văn phòng Chính phủ triển khai kế hoạch tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2022 như thế nào?
Mục đích của việc triển khai phong trào tháng hành động phòng chống ma túy là gì?
Theo mục I Công văn 3042/VPCP-KGVX ngày 17/5/2022 của Văn phòng Chính phủ đã đặt ra mục đích, yêu cầu triển khai tháng hành đồng chống ma túy năm 2022 như sau:
- Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo nên một chiến dịch truyền thông phòng, chống ma túy trên phạm vi toàn quốc, tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm, hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong công tác phòng, chống ma túy.
- Chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, phòng ngừa; tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm ma túy; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện, quản lý người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy; góp phần giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy.
- Việc triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy phải được tiến hành đồng bộ; đảm bảo hiệu quả thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với tình hình thực tế.
Theo đó, yêu cầu để triển khai tháng hành đồng phòng chống ma tùy là phải tiến hành tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động nắm tình hình để ngăn ngừa tội phạm ma túy nhằm nâng cao chất lượng quản lý cũng như hiệu quả công tác cai nghiện.
Văn phòng Chính phủ triển khai kế hoạch tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2022 như thế nào?
Nhiệm vụ của cơ quan Công an trong việc triển khai thực hiện phong trào tháng hành động phòng, chống ma túy như thế nào?
Theo tiểu mục 1 mục II Công văn 3042/VPCP-KGVX ngày 17/5/2022 của Văn phòng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cho Bộ Công an như sau:
- Chỉ đạo phát động, triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm về ma túy, tập trung trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy; tăng cường nắm tình hình, rà soát địa bàn, đối tượng nhằm phát hiện, đấu tranh, triệt xóa kịp thời cic điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. Tập trung lực lượng điều tra, triệt phi các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, liên tỉnh, xuyên quốc gia; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch nghiệp vụ của Bộ Công an về đấu tranh phòng, chống tọo phạm ma túy.
- Chỉ đạo lực lượng Công an các cấp, nhất là lực lượng Công an xã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống ma túy ở cơ sở, trọng tâm là công tác rà soát, thống kê, phân loại, đưa vào quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy; phối hợp thực hiện công tác xác định tình trạng nghiện; lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định; tăng cường giáo dục, quản lý người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
- Phát huy hiệu quả và khai thác tối đa hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác quản lý địa bàn, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy nhằm làm tốt công tác phòng ngừa, không để phát sinh tái phạm, tệ nạn ma túy và vi phạm pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan tổ chức Lễ Mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống ma túy và Ngày toàn dân phòng, chống ma túy. Kịp thời hướng dẫn, cung cấp, định hướng thông tin và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí, truyền thông tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy đạt hiệu quả, thiết thực.
Như vậy, Bộ Công an phải chủ động triển khai đợt cao điểm trấn áp tội phạm ma túy trên các địa bàn trọng điểm. Phối hợp với các cơ quan khác tổ chức các cuộc mít tinh để tuyển truyền về tháng hành động phòng chống ma túy.
Chính quyền địa phương có nhiệm vụ gì trong việc triển khai tháng hành động phòng, chống ma túy?
Theo tiểu mục 9 mục II Công văn 3042/VPCP-KGVX ngày 17/5/2022 của Văn phòng Chính phủ đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, nhất là Công điện số 365/CĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả công tic cai nghiện, xác định tình trạng nghiện, quản lý sau cai, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy, trọng tâm là:
+ Sở Y tế tổ chức tập huấn cấp chứng nhận về xác định tình trạng nghiện ma túy cho đội ngũ bác sỹ cấp cơ sở theo quy định; sử dụng có hiệu quả số cán bộ đã được cấp chứng nhận về xác định tình trạng nghiện ma túy, ưu tiên bố trí cho tuyến cơ sở, cấp xã.
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên sâu đến cấp huyện việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống ma túy vjcác văn bản hướng dẫn thi hành; hướng dẫn cic địa phương tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo các quy định mới.
+ Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai, không để phát sinh phức tạp về an ninh trật tự do người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy gây ra trên địa bàn.
+ Ưu tiên, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho công tác cai nghiện ma túy, xác định tình trạng nghiện ma túy, lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện, tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện.
- Chỉ đạo các lực lượng chuyên trách đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm ma túy trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; triệt xóa các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; tăng cường kiểm tra, triệt xóa diện tích trồng, tái trồng trái phép cây có chứa chất ma túy; thực hiện có hiệu quả kế hoạch chuyển hóa xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy.
- Chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy đến từng khu phố, hộ gia đình và trực tiếp tại cộng đồng dân cư. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền về hậu quả, tác hại của ma túy, nhất là ma túy tổng hợp; phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa của quần chúng Nhân dân. Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, nội dung tuyên truyền theo phương châm hướng về cơ sở, tập trung vào địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy, thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội (Zalo, Facebook…), nền tảng di động... trong cic hoạt động tuyên truyền.
Theo đó, Sở Y tế địa phương phải tận dung tối đa nguồn nhân lực hiện có để xác định tình trạng nghiện ma túy, ưu tiên phân bố nhân lực cho trạm y tế cấp xã. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai tuyên truyền các quy định pháp luật về Phòng, chống ma túy, hướng dẫn các địa phương tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo quy định pháp luật. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả về phương thức lẫn nội dung, nhất là tận dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo,…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.