Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo, chủ trì soạn thảo có thể dịch sang những ngôn ngữ nào?
- Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo, chủ trì soạn thảo có thể dịch sang những ngôn ngữ nào?
- Thực hiện dịch Luật, Nghị định do Bộ Giao thông vận tải chỉ trì soạn thảo ra tiếng nước ngoài như thế nào?
- Dịch văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành sang tiếng nước ngoài như thế nào?
Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo, chủ trì soạn thảo có thể dịch sang những ngôn ngữ nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Dịch văn bản quy phạm pháp luật
1. Việc dịch văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Ban hành văn bản, Chương VII của Nghị định số 34/2016/NĐ- CP.
Tại Điều 9 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài; bản dịch có giá trị tham khảo.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Gia thông vận tại soạn thảo, chủ trì soạn thảo có thể được dịch sang tiếng dân tộc thiểu số, tiếng ngước ngoài.
Theo Điều 101 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch và tổ chức dịch ra tiếng dân tộc thiểu số đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống hàng ngày của các dân tộc thiểu số.
2. Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.
Theo đó, những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến đời sống thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số thì Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật đó sang tiếng dân tộc thiểu số.
Bản dịch của văn bản vi phạm pháp luật sang tiếng dân tộc thiếu số phải bảo đảm tính chính xác và đúng với tinh thần của văn bản.
Tại Điều 102 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài
1. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây có thể được dịch ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác:
a) Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc liên quan trực tiếp đến đời sống, việc làm, kinh doanh của người nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc dịch văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ra tiếng nước ngoài nếu thấy cần thiết.
4. Bản dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài phải bảo đảm đúng tinh thần của văn bản được dịch, bảo đảm tính chính xác của nội dung văn bản được dịch.
Theo như quy định trên thì những Luật, Nghị định mà Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo có thể được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng nước khác.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có quyền quyết định dịch văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành sang tiếng nước ngoài khi thấy cần thiết.
Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo, chủ trì soạn thảo có thể dịch sang những ngôn ngữ nào?
Thực hiện dịch Luật, Nghị định do Bộ Giao thông vận tải chỉ trì soạn thảo ra tiếng nước ngoài như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 38 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về việc dịch Luật, Nghị định do Bộ Giao thông vận tải chỉ trì soạn thảo ra tiếng nước ngoài như sau:
- Cơ quan tham mưu trình văn bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo văn bản và Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất Bộ trưởng về việc dịch văn bản ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài theo quy định;
- Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì trình Bộ trưởng về việc phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch;
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải bản dịch trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
Dịch văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành sang tiếng nước ngoài như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 38 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về việc dịch văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giao thông vận tải ban hành sang tiếng nước ngoài như sau:
- Cơ quan tham mưu trình văn bản có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo văn bản và Vụ Hợp tác quốc tế đề xuất Bộ trưởng về việc dịch văn bản ra tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài theo quy định;
- Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với cơ quan tham mưu trình tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch;
- Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và Trung tâm Công nghệ thông tin để đăng tải bản dịch trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.