Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?

Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào? - Câu hỏi của anh L.T (Bình Thuận)

Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?

Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp qua các thời kỳ gồm:

- Hiến pháp 1946 (Hết hiệu lực từ 01/01/1960) - Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Hiến pháp 1959 (Hết hiệu lực từ 19/12/1980)

- Hiến pháp 1980 (Hết hiệu lực từ 18/04/1992)

- Hiến pháp 1992 (Hết hiệu lực từ 01/01/2014)

- Hiến pháp 2013 (Có hiệu lực từ 01/01/2014 đến nay)

Trong đó, vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên tại Điều 10 Hiến pháp 1959 như sau:

Điều 10
Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
Nhà nước dựa vào các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.

Như vậy, vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm 1959.

Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?

Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?

Hiến pháp 2013 quy định về Công đoàn thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 Hiến pháp 2013 quy định về Công đoàn như sau:

Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động.

Bên cạnh đó, tại Điều 9 Hiến pháp 2013 quy định:

Điều 9.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Theo đó, Hiến pháp 2013 quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Là thành viên của tổ chức Công đoàn Việt Nam, người lao động có lợi ích gì?

Theo Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định là thành viên của tổ chức Công đoàn Việt Nam, người lao động có lợi ích sau:

- Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

11,602 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào