Vai trò của tầng ozon là gì? Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ tầng ozon được quy định như thế nào?
Vai trò của tầng ozon là gì?
Theo định nghĩa tại Công ước viên bảo vệ tầng ozon 1985 về bảo vệ tầng Ôzôn mà Việt Nam là thành viên về Tầng ozon như sau:
- "Tầng ôzôn" có nghĩa là tầng ôzôn khí quyển bên trên tầng biên hành tinh.
Tuy nhiên, tầng ozon dưới góc độ khoa học là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái đất, chứa một lượng lớn Ô-dôn (O3). Ô-dôn (O3) được tạo ra dưới tác động của áp suất, nhiệt độ, các điều kiện tại tầng bình lưu (đặc biệt là tia cực tím), một nguyên tử Oxi (O2) sẽ kết hợp với một phân tử Oxi (O).
Vai trò của tầng ozon là bảo vệ Trái đất khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài. Sự suy giảm tầng ozon có thể gây ung thư da, các bệnh về mắt, sự phát triển của hệ sinh thái biển và hệ thực vật khi có sự tác động mạnh mẽ từ tia UV.
Như vậy, trên đây là định nghĩa và vai trò của tầng ozon theo quy định của pháp luật mà bạn có thể tham khảo.
Vai trò của tầng ozon là gì? Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ tầng ozon được quy định như thế nào?
Bảo vệ tầng ozon theo quy định pháp luật như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về việc bảo vệ tầng ozon như sau:
Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
Như vậy, Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ozon, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời với các hoạt động sau:
+ Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cụ thể tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định cấm các hành vi sau:
++ Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
++ Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b;
++ Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
++ Sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ các chất được kiểm soát bị cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng.
+ Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ozon, chất thân thiện khí hậu.
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ tầng ozon là gì?
Theo quy định từ khoản 3 đến khoản 7 Điều 92 Luật Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường 2020 về nội dung này như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ozon mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Ban hành danh mục và hướng dẫn sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát phù hợp với lộ trình thực hiện điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, kiểm soát, giảm thiểu sử dụng và loại trừ các chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản này; tổ chức thực hiện Kế hoạch quốc gia quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền quản lý thực hiện kiểm soát hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ các chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định quản lý, chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.
- Cơ sở sản xuất thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sử dụng chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này phải xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ozon.
- Cơ sở sử dụng thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sử dụng chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này phải thực hiện quy định về thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và tiêu hủy theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thực hiện việc chuyển đổi công nghệ bảo vệ tầng ô-dôn được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này và pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.