Ưu và nhược điểm khi sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì? Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đáp ứng được các điều kiện gì?

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì? Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đáp ứng được các điều kiện gì? Thắc mắc của bạn K.H ở Đà Nẵng.

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khác nhau như thế nào?

Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ:

Tiêu chí so sánh

Thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng

Khái niệm

Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ (khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN)

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ (khoản 3 Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-NHNN)

Cấu tạo thẻ

Mặt trước:

- Biểu tượng (thường là VISA hoặc Mastercard)

- Dòng chữ “DEBIT” ở trên hoặc dưới biểu tượng đơn vị thanh toán

- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

- Số thẻ, tên chủ thẻ

- Thời gian hiệu lực thẻ

Mặt sau:

- Dải bằng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toàn

Mặt trước:

- Biểu tượng: chữ “CREDIT” trên thẻ

- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

- Số thẻ, tên chủ thẻ

- Thời gian hiệu lực thẻ

- Chip điện tử

Mặt sau:

- Dải băng từ chứa số CVC/CVI

- Ô chữ ký dành cho chủ thẻ

Mức chi tiêu

- Nhỏ hơn hoặc bằng số tiền có trong tài khoản.

- Không thể thanh toán nếu không đủ tiền trong thẻ để giao dịch

-Dựa vào hạn mức mà ngân hàng cung cấp cho chủ thẻ

- Khách hàng có thể thanh toán mà không cần có tiền trong thẻ. Một số ngân hàng cho phép chi tiêu vượt mức nhưng bạn phải trả thêm một mức phí

Điều kiện mở thẻ

Chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.

Người mở thẻ phải có công việc ổn định, hồ sơ chứng minh thu nhập, sao kê thu nhập trung bình mỗi tháng, hợp đồng lao động, giấy tờ tài sản sở hữu (tùy theo từng ngân hàng và loại thẻ, Ngân hàng sẽ yêu cầu loại giấy tờ phù hợp)

Phí, lãi suất

Đa phần các loại phí của thẻ ghi nợ (phí rút tiền, chuyển khoản, thường niên) thấp hơn thẻ tín dụng. Tùy ngân hàng sẽ có tính mức phí Internet Banking hoặc không. Tuy nhiên, các loại thẻ ghi nợ quốc tế sẽ có các mức phí cao hơn thẻ ghi nợ nội địa.

Các mức phí của thẻ tín dụng (phí rút tiền, thường niên) thường rất cao. Đối với thẻ tín dụng, mức phí Internet Banking thường miễn phí.Khách hàng phải chịu mức lãi suất cao như mức lãi suất cho vay nếu thanh toán chậm.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì? Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đáp ứng được các điều kiện gì? (Hình từ internet)

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là gì?

(1) Thẻ tín dụng:

Ưu điểm:

- Thực hiện các giao dịch mua sắm một cách dễ dàng. Đồng thời, so với các loại thẻ khác, thẻ tín dụng thường có chương trình ưu đãi trả góp thẻ tín dụng, hoàn tiền.

- Vay với lãi suất thấp hơn: Đối với thẻ tín dụng, khách hàng phải thỏa mãn các yêu cầu của ngân hàng mới được phép mở thẻ. Do đó, ngân hàng có thể đánh giá và xem xét mức độ rủi ro khi cho vay thông qua thẻ tín dụng. Mức lãi suất khi vay nhờ đó cũng được hưởng nhiều ưu đãi hơn khi vay thông thường.

Nhược điểm:

- Phí thường niên của thẻ tín dụng khá cao

- Khó kiểm soát chi tiêu: Chỉ cần quẹt thẻ là đã hoàn thành việc mua hàng.

- Phí rút tiền mặt cao.

(2) Thẻ ghi nợ:

Ưu điểm:

- An toàn, bảo mật cao hơn so với cất giữ tiền mặt

- Nhỏ gọn, dễ bảo quản: Thay vì cầm nhiều tiền trong người, chỉ với một chiếc thẻ ngân hàng, người dùng có thể thanh toán hóa đơn từ vài triệu cho đến vài chục triệu.

- Hưởng lãi suất từ số tiền có trong thẻ: Ngoài việc dùng để thanh toán, hiện nay rất nhiều ngân hàng còn trả lãi cho người dùng theo lãi suất gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Nhược điểm:

- Phải nạp tiền trước mới được sử dụng: Thẻ ghi nợ không có tính năng chi tiêu trước, trả tiền sau như thẻ tín dụng, do đó nếu không có tiền trong tài khoản thì không thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán.

- Không thể chi tiêu vượt quá số tiền trong thẻ.

Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đáp ứng được các điều kiện gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN và khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN, quy định về việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Được thực hiện theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các văn bản thỏa thuận khác về việc cấp tín dụng giữa TCPHT với chủ thẻ (nếu có);

- TCPHT phải có quy định nội bộ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phù hợp với quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, lãi suất áp dụng, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay, phí phạt khoản nợ quá hạn, mục đích vay, quy trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng qua thẻ theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng, các biện pháp áp dụng thu hồi nợ để đảm bảo trách nhiệm các bộ phận tại TCPHT trong quá trình thu hồi nợ;

- TCPHT xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau:

+ Chủ thẻ thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN và không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010;

+ Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng Mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;

- TCPHT xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.

- Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017) như sau:

+ Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do TCPHT xác định theo quy định nội bộ của TCPHT về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam;

+ Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 (năm trăm) triệu đồng Việt Nam.

>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Cấp tín dụng Tải

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
27,467 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào