Ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo?
Tại tiểu mục 6 Mục III Phần B Nghị quyết 29-NQ/TW 2022 có nêu rõ:
Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý.
...
Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
...
Như vậy, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW có đề cập tới ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 40 dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất xếp lương nhà giáo như sau:
Chính sách tiền lương đối với nhà giáo
...
2. Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Như vậy, dự thảo Luật Nhà giáo đã đề xuất ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất trong các ngành.
>> Xem toàn văn dự thảo Luật Nhà giáo của Bộ Giáo dục: Tải về
Ưu tiên xếp lương nhà giáo cao nhất hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo? (Hình ảnh Internet)
Chính sách tiền lương đối với nhà giáo ra sao?
Căn cứ điều 40 dự thảo Luật Nhà giáo nêu rõ chính sách tiền lương đối với nhà giáo như sau:
- Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có).
- Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
- Tiền lương và các chính sách theo lương của các nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, cơ sở giáo dục tư thục và các cơ sở giáo dục công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
- Nhà giáo công tác ở các ngành, lĩnh vực có chế độ đặc thù thì được hưởng chế độ đặc thù đó nếu đáp ứng được các quy định của chính sách. Nhà giáo công tác ở ngành lĩnh vực mà ngành, lĩnh vực đó có chính sách trùng với chính sách dành cho nhà giáo nhưng ở mức cao hơn thì được hưởng 01 (một) chính sách có mức cao nhất.
- Chính sách tiền lương của nhà giáo do Chính phủ quy định.
Như vậy, trên đây là đề xuất chính sách tiền lương đối với nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo.Chính sách tiền lương mới đối với nhà giáo là một bước tiến quan trọng trong việc thu hút và giữ chân nhân tài cho ngành giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Chính sách hỗ trợ nhà giáo như thế nào?
Căn cứ Điều 41 dự thảo Luật Nhà giáo nêu rõ chính sách hỗ trợ nhà giáo bao gồm:
Chính sách hỗ trợ nhà giáo
1. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nhà giáo trẻ; nhà giáo công tác ở vùng khó khăn; nhà giáo dạy trường chuyên biệt, nhà giáo dạy trẻ khuyết tật, nhà giáo dạy tiếng dân tộc thiểu số, nhà giáo dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số, dạy các môn năng khiếu, nghệ thuật.
2. Chính sách hỗ trợ nhà giáo gồm: nhà công vụ, chế độ phụ cấp, chế độ trợ cấp, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ hằng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo.
3. Ngoài các quy định chung về chính sách hỗ trợ nhà giáo, nhà nước khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo; cơ sở giáo dục hỗ trợ nhà giáo thông qua quỹ khuyến khích, phát triển đội ngũ nhà giáo.
Như vậy, trên đây là đề xuất chính sách hỗ trợ nhà giáo tại dự thảo Luật Nhà giáo.
Chính sách hỗ trợ bao gồm nhà công vụ, phụ cấp, trợ cấp, đào tạo, bồi dưỡng, khám bệnh định kỳ, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo và các chế độ khác nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho nhà giáo.
Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích địa phương ban hành các chính sách đặc thù để hỗ trợ nhà giáo, và cơ sở giáo dục được khuyến khích hỗ trợ nhà giáo thông qua các quỹ khuyến khích và phát triển đội ngũ nhà giáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.