Ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước thế nào? Quyền hạn Kiểm toán nhà nước ra sao?

Ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước thế nào? Quyền hạn Kiểm toán nhà nước ra sao?

Ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy định về quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1337/QĐ-KTNN 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định kiểm toán viên nhà nước ứng xử trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước như sau:

(1) Ứng xử với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý:

- Phải tôn trọng cấp trên; thực hiện nghiêm quyết định, kế hoạch, phân công nhiệm vụ của cấp trên;

Trung thực trong báo cáo công việc và cung cấp đầy đủ kết quả, thông tin trong phạm vi nhiệm vụ được giao với cấp trên;

Chủ động, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Khi có căn cứ chứng minh rằng, quyết định của cấp trên không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định;

Trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải chấp hành nhưng yêu cầu phải có ý kiến bằng văn bản, đồng thời báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định;

- Thực hiện việc bảo lưu kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật và đúng trình tự, thủ tục theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước; có trách nhiệm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán để bảo vệ, chứng minh tính đúng đắn của ý kiến bảo lưu;

- Không lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý;

- Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán.

(2) Ứng xử với đồng nghiệp

Trong quan hệ với đồng nghiệp, Kiểm toán viên nhà nước phải tự giác xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ cộng tác, hợp tác tốt với đồng nghiệp;

Phải trung thực, có thái độ thân thiện, cởi mở, chào hỏi khi gặp nhau; tôn trọng, bảo vệ danh dự và giữ uy tín của đồng nghiệp;

Không gây ồn ào, mất trật tự trong cơ quan hoặc to tiếng khi giao tiếp; không gây bè phái chia rẽ mất đoàn kết nội bộ hoặc lợi dụng góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của đồng nghiệp;

Không quấy rối, gây phiền hà cho đồng nghiệp. Trong quá trình tham gia hoạt động kiểm toán phải phối hợp và giúp đỡ đồng nghiệp để hoàn thành công việc đúng tiến độ và hiệu quả cao nhất.

(3) Ứng xử khác

Kiểm toán viên nhà nước không được thực hiện các hành vi sau: Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên; tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo; cố ý gửi hoặc phát tán đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.

Ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước thế nào? Quyền hạn Kiểm toán nhà nước ra sao?

Ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước trong quan hệ nội bộ Kiểm toán nhà nước thế nào? Quyền hạn Kiểm toán nhà nước ra sao? (Hình ảnh Internet)

Quyền hạn Kiểm toán nhà nước ra sao?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 được bổ sung bởi điểm a, b khoản 3 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 quy định về quyền hạn của Kiểm toán nhà nước bao gồm:

- Trình dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán;

Được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán

- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán nhà nước phát hiện.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.

- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.

- Đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước.

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

- Trưng cầu giám định chuyên môn khi cần thiết.

- Được ủy thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.

- Kiến nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước bao gồm:

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
1. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.

Như vậy, hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước thực hiện theo 02 nguyên tắc nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
381 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào