UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm gì khi bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội?
- Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm của UBND tỉnh khi bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội ra sao?
- Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm gì khi bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội?
- Viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội được bổ nhiệm ra sao?
Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội thực hiện theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội được quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội
1. Việc bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức.
2. Khi bổ nhiệm và xếp lương từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Như vậy, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành công tác xã hội cần tuân thủ theo 02 nguyên tắc:
- Bổ nhiệm căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận của viên chức;
- Không được kết hợp nâng bậc lương khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng.
UBND tỉnh và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm gì khi bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội?
Trách nhiệm của UBND tỉnh khi bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội ra sao?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, khi tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm viên chức công tác xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh có những trách nhiệm sau:
- Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức trong đơn vị;
- Phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng trong đơn vị quy định tại Thông tư này;
- Giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
- Quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp công tác xã hội tương ứng trong đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền;
- Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ.
Như vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh có những trách nhiệm nêu trên.
Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm gì khi bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm:
Tổ chức thực hiện
...
3. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a)Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng trong đơn vị thuộc thẩm quyền mình quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội tương ứng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo đó, người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập khi bổ nhiệm viên chức chuyên ngành công tác xã hội sẽ thực hện 02 trách nhiệm nêu trên.
Viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội được bổ nhiệm ra sao?
Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH thì viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 42 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.
Theo đó, Điều 42 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách viên chức trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển như sau:
a) Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I:
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức trúng tuyển sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ (đối với đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước) hoặc Ban Tổ chức Trung ương (đối với đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội).
b) Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III và hạng IV:
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định theo thẩm quyền hoặc phân cấp việc quyết định bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển.
2. Việc xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới bổ nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành.
Như vậy, việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức công tác xã hội đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ ngày 28/01/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.