Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của doanh nghiệp và người lao động? Doanh nghiệp và người lao động đóng BHXH bao nhiêu %?

Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của doanh nghiệp và người lao động? Doanh nghiệp và người lao động đóng BHXH bao nhiêu %?

Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của doanh nghiệp và người lao động?

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản mới liên quan đến việc thay đổi tỷ lệ đóng BHXH năm của doanh nghiệp và người lao động năm 2024. Do đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN của doanh nghiệp và người lao động vẫn được tính như sau:

Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CPQuyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có nêu tỷ lệ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động năm 2024 như sau:

Trên cơ sở lương của người lao động, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 32%, trong đó người lao động đóng 10,5% tiền lương tháng đóng BHXH, người sử dụng lao động đóng 21,5% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (trừ đối tượng người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn), cụ thể như sau:

Trong đó:

- HT là quỹ hưu trí;

- ÔĐ-TS là quỹ ốm đau, thai sản;

- TNLĐ-BNN là quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- BHTN là bảo hiểm thất nghiệp;

- BHYT là bảo hiểm y tế.

Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của doanh nghiệp và người lao động cụ thể như sau:

(1) Doanh nghiệp:

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của doanh nghiệp là 21,5% gồm:

- Tỷ lệ đóng quỹ hưu trí là 14%;

- Tỷ lệ đóng quỹ ốm đau, thai sản là 3%;

- Tỷ lệ đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 0.5%;

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1%;

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế là 3%.

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%).

Ngoài ra, khi có phát sinh về lao động, tiền lương và truy thu đối với người lao động thuộc đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.

(2) Người lao động:

Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của người lao động là 10,5% gồm:

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội: 8%

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

- Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế: 1,5%.

Lưu ý: Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN trên áp dụng cho người lao động Việt Nam.

Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của doanh nghiệp và người lao động? Doanh nghiệp và người lao động đóng BHXH bao nhiêu %?

Tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 của doanh nghiệp và người lao động? Doanh nghiệp và người lao động đóng BHXH bao nhiêu %? (Hình từ internet)

Đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 cần giấy tờ gì?

Căn cứ tại Điều 23, Điều 24 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm các giấy tờ sau đây:

(1) Đóng BHXH bắt buộc:

- Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

- Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

+ Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

- Đơn vị sử dụng lao động:

+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

(2) Đóng BHXH tự nguyện:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

- Tổ chức dịch vụ/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

Thủ tục đăng ký đóng BHXH năm 2024 được thực hiện như thế nào?

Thủ tục đăng ký đóng BHXH bắt buộc:

Căn cứ tại Mục 1 Phần B Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1318/QĐ-BHXH 2023, quy định thủ tục đăng ký đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH bắt buộc được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ

(1) Đối với người lao động:

- NLĐ là người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 1 mục 3 (Thành phần hồ sơ); nộp hồ sơ cho đơn vị quản lý.

- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:

+ Trường hợp đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (2) mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý.

+ Trường hợp đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi thường trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài:

Lập hồ sơ theo quy định tại điểm 2 mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho cơ quan BHXH.

+ Đối với NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký HĐLĐ mới ngay tại nước tiếp nhận lao động truy nộp sau khi về nước: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (2) mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị hoặc cho cơ quan BHXH.

- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (3)Mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền cho đơn vị quản lý.

- Đối với NLĐ và người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng: NLĐ hoặc thân nhân NLĐ chết lập hồ sơ theo quy định tại điểm (4) Mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp hồ sơ, đóng tiền vào quỹ hưu trí và tử tuất cho cơ quan BHXH nơi thường trú hoặc thông qua đơn vị trước khi nghỉ việc.

- NLĐ có từ 02 sổ BHXH đóng trùng BHXH, BHTN:

Lập hồ sơ theo quy định tại điểm (5)mục 3 (Thành phần hồ sơ): Nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi quản lý hoặc nơi cư trú.

(2) Đơn vị sử dụng lao động:

- Kê khai hồ sơ theo quy định tại điểm (6) mục 3 (Thành phần hồ sơ) và nộp cho cơ quan BHXH;

- Nộp tiền đóng của đơn vị (bao gồm tiền đóng thuộc trách nhiệm của đơn vị SDLĐ và NLĐ), tiền đóng của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tiền đóng của phu quân hoặc phu nhân, tiền đóng của NLĐ còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hàng tháng đóng thông qua đơn vị cho cơ quan BHXH.

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH, thẻ BHYT; Quyết định hoàn trả; Tiền hoàn trả thời gian đóng trùng BHXH, BHTN (nếu có).

*Cách thức thực hiện đăng ký đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH:

- Nộp hồ sơ: NLĐ và đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng Một trong các hình thức sau:

+ Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH;

+ Thông qua dịch vụ bưu chính;

+ Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hoặc Tổ chức I-VAN.

- Đóng tiền theo quy định

- Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
121 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào