Từ tháng 9/2022 thì chính sách mới nào có hiệu lực? Tổ chức thí điểm mô hình hướng nghiệp cho phạm nhân ngoài trại giam?
Chính sách mới về việc gửi hàng hóa bằng xe ô tô từ ngày 01/9/2022?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị định 47/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, như sau:
1. Bổ sung điểm đ khoản 3 Điều 11 như sau:
"đ) Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về: Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.".
Theo đó, trong thời gian tới thì đơn vị kinh doanh vận tải hành khách phải yêu cầu người gửi hàng hóa bằng xe ô tô (trường hợp người gửi không đi theo xe) cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của cả người gửi và người nhận. Đây là chính sách mới được áp dụng trong thời gian tới nhằm đảm bảo an toàn trong việc vận chuyển hàng hóa.
Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Từ tháng 9/2022 thì chính sách mới nào có hiệu lực? Tổ chức thí điểm mô hình hướng nghiệp cho phạm nhân ngoài trại giam?
Bắt đầu thí điểm mô hình hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam từ ngày 01/9/2022?
Căn cứ vào Điều 1 Nghị quyết 54/2022/QH15 quy định như sau:
Thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an
1. Nghị quyết này quy định việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an, trong đó trại giam được áp dụng thí điểm hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Trại giam chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hợp tác giữa trại giam với tổ chức trong nước, trực tiếp quản lý, giám sát khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam, quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo và tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân như trong trại giam. Tổ chức hợp tác với trại giam chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, bàn giao cho trại giam quản lý và phối hợp với trại giam thực hiện tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Kế hoạch hợp tác giữa trại giam với tổ chức trong nước do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an phê duyệt.
2. Số lượng trại giam được áp dụng thí điểm theo Nghị quyết này không quá một phần ba tổng số trại giam thuộc Bộ Công an. Danh sách trại giam được áp dụng thí điểm do Bộ Công an quyết định căn cứ vào nguyên tắc, tiêu chí do Chính phủ quy định.
3. Việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù;
b) Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự;
c) Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.
…
Theo đó thì trong thời gian tới, Nhà nước sẽ thí điểm tổ chức mô hình hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam thuộc Bộ Công an.
Đây là chính sách mới của Nhà nước nhằm giúp cho các phạm nhân được tiếp xúc với các tổ chức bên ngoài để hiểu hơn về công tác hướng nghiệp, dạy nghề nhằm tạo điều kiện cho phạm nhân có được nghề nghiệp ổn định khi quay về với xã hội.
Nghị quyết 54/2022/QH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Giảm mức thu phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định như sau:
Mức thu phí
1. Mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin
a) Kể từ ngày 17 tháng 9 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023, áp dụng mức thu bằng 50% mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi, áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Mục I Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mức phí khai thác kết quả thống kê; mức phí khai thác kết quả thống kê, phân tích; mức phí khai thác kết quả thống kê, phân tích, dự báo: Áp dụng mức thu theo mức phí quy định tại Phụ lục phí khai thác và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ vào Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 48/2022/TT-BTC quy định như sau:
Như vậy, từ ngày 17/9/2022 thì công dân sẽ chỉ phải nộp 50% mức phí xác thực thông tin công dân, khai thác kết quả thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo các quy định trên.
Thông tư 48/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 17/9/2022.
Trên đây là một số chính sách mới sẽ có hiệu lực kể từ tháng 9 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.