Từ ngày 17/9/2024, quy định mới về bố trí công chức sau luân chuyển như thế nào? Thời gian công chức luân chuyển ra sao?
Từ ngày 17/9/2024, quy định mới về bố trí công chức sau luân chuyển như thế nào? Thời gian công chức luân chuyển ra sao?
Căn cứ khoản 40 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP sửa đổi Điều 63 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về bố trí công chức sau luân chuyển như sau:
(1) Việc xem xét bố trí, phân công công chức sau luân chuyển phải căn cứ yêu cầu công tác cán bộ, yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả công tác, năng lực, sở trường của công chức luân chuyển gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả nhận xét, đánh giá của cấp có thẩm quyền.
(2) Trường hợp công chức luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục bố trí ổn định công tác ở địa phương, cơ quan nơi đến thì không còn xem là công chức luân chuyển theo quy định.
Trước đó, tại Điều 63 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về bố trí công chức sau luân chuyển như sau: Việc xem xét bố trí, phân công công chức sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, tổ chức gắn với trách nhiệm cá nhân của công chức được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ. |
Ngoài ra, căn cứ Điều 61 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thời gian công chức luân chuyển như sau:
Thời gian luân chuyển
Thời gian luân chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy, thời gian công chức luân chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển.
Lưu ý: Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Từ ngày 17/9/2024, quy định mới về bố trí công chức sau luân chuyển như thế nào? Thời gian công chức luân chuyển ra sao? (Hình ảnh Internet)
Việc nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển từ 17/9/2024 theo quy định mới như thế nào?
Căn cứ khoản 39 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 62 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về việc nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển như sau:
(1) Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan nơi đến tiến hành nhận xét, đánh giá định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền đối với công chức luân chuyển; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định; đồng thời, gửi cơ quan nơi đi, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ để phối hợp, theo dõi theo quy định.
(2) Khi hết thời gian luân chuyển hoặc khi đề xuất bố trí công tác khác:
- Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển;
- Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan nơi đến nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá.
(3) Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về nhận xét, đánh giá và kết luận của mình đối với công chức luân chuyển.
Trước đó, tại Điều 62 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về việc nhận xét, đánh giá đối với công chức luân chuyển như sau: (1) Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức tiến hành nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển đến; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. (2) Khi hết thời gian luân chuyển: - Công chức luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển; - Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức nhận xét, đánh giá công chức luân chuyển trong thời gian công tác tại địa phương, cơ quan, tổ chức; - Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá. |
Kế hoạch luân chuyển công chức từ ngày 17/9/2024 theo quy định mới như thế nào?
Căn cứ khoản 37 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 58 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch luân chuyển công chức như sau:
- Căn cứ quy hoạch, yêu cầu nhiệm vụ và năng lực, sở trường của công chức, cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển phê duyệt. Kế hoạch luân chuyển gồm những nội dung sau:
+ Số lượng, nhu cầu, vị trí, chức danh luân chuyển;
+ Hình thức luân chuyển;
+ Địa bàn luân chuyển;
+ Thời hạn luân chuyển;
+ Chế độ, chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
+ Dự kiến phương án bố trí công chức sau luân chuyển;
+ Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
- Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền lập danh sách công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển.
Trước đó, tại Điều 58 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch luân chuyển công chức như sau: - Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức, cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch luân chuyển gồm những nội dung sau: + Nhu cầu, vị trí luân chuyển; + Hình thức luân chuyển; + Địa bàn luân chuyển; + Thời hạn luân chuyển; + Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện; + Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển; + Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển. - Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, lập danh sách công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.