Từ ngày 15/6/2024 Thanh tra viên bị miễn nhiệm có bị thu hồi Thẻ thanh tra không? Những trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra?
- Từ ngày 15/6/2024 Thanh tra viên bị miễn nhiệm có bị thu hồi Thẻ thanh tra không? Những trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra?
- Miễn nhiệm Thanh tra viên trong những trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên như thế nào?
- Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra bao gồm những hành vi nào?
Từ ngày 15/6/2024 Thanh tra viên bị miễn nhiệm có bị thu hồi Thẻ thanh tra không? Những trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 05/2024/TT-TTCP quy định thu hồi Thẻ thanh tra nêu rõ:
Thu hồi Thẻ thanh tra
1. Việc thu hồi Thẻ thanh tra được thực hiện đối với các trường hợp sau:
a) Thanh tra viên bị miễn nhiệm theo quy định tại Điều 42 Luật Thanh tra;
b) Các trường hợp cấp đổi Thẻ thanh tra theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này.
2. Thanh tra viên có trách nhiệm nộp lại Thẻ thanh tra khi thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Thủ trưởng các cơ quan thanh tra, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Thanh tra Chính phủ thực hiện việc thu hồi Thẻ thanh tra, cắt góc Thẻ thanh tra và báo cáo với người có thẩm quyền cấp Thẻ thanh tra.
Theo quy định trên, trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra bao gồm: Thanh tra viên bị miễn nhiệm; cấp đổi lại Thẻ thanh tra. Khi thu hồi Thẻ thanh tra sẽ cắt góc thẻ.
Như vậy, Thanh tra viên bị miễn nhiệm sẽ bị thu hồi Thẻ thanh tra từ ngày 15/6/2024.
Từ ngày 15/6/2024 Thanh tra viên bị miễn nhiệm có bị thu hồi Thẻ thanh tra không? Những trường hợp thu hồi Thẻ thanh tra? (Hình ảnh Internet)
Miễn nhiệm Thanh tra viên trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 42 Luật Thanh tra 2022 quy định trường hợp miễn nhiệm Thanh tra viên bao gồm:
- Nghỉ hưu, thôi việc, chuyển ngành;
- Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022
- Không hoàn thành nhiệm vụ 01 năm ở ngạch được bổ nhiệm;
- Người được bổ nhiệm vào ngạch có hành vi gian lận trong kỳ thi nâng ngạch hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào ngạch;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, Thanh tra viên cũng có thể bị miễn nhiệm khi rơi vào 01 trong các trường hợp nêu trên.
Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo quy trình như sau:
Miễn nhiệm đối với Thanh tra viên
1. Miễn nhiệm đối với Thanh tra viên được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Thanh tra.
2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm ngạch Thanh tra nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với ngạch thanh tra đó.
3. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Thanh tra viên:
a) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý Thanh tra viên có đề nghị bằng văn bản về việc miễn nhiệm Thanh tra viên;
b) Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm;
c) Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra.
Như vậy, việc miễn nhiệm Thanh tra viên được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý có văn bản đề nghị miễn nhiệm Thanh tra viên;
- Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ, theo phân cấp quản lý cán bộ dự thảo quyết định miễn nhiệm và thu thập các tài liệu liên quan, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm;
- Cơ quan, đơn vị, bộ phận, người được giao phụ trách công tác tổ chức cán bộ thông báo quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ thanh tra và các trang thiết bị khác phục vụ cho công tác thanh tra.
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra bao gồm những hành vi nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Thanh tra 2022 quy định trường các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra bao gồm
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
- Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra bị cấm thực hiện những hành vi trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.