Từ ngày 01/7/2024, trường hợp nào chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng?
Từ ngày 01/7/2024, trường hợp nào chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định chấm dứt kiểm soát đặc biệt như sau:
Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
1. Khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 168 Luật Các tổ chức tín dụng, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng trong trường hợp sau:
- Khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 168 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể:
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 138 của Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
(2) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương X Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
(3) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Mục 5 Chương X, Chương XIII của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
(4) Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN,
hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2024/TT-NHNN.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được chấm dứt kiểm soát đặc biệt kể từ thời điểm Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành.
Từ ngày 01/7/2024, trường hợp nào chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng? (Hình ảnh Internet)
Thời hạn xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trong bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định thời hạn xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau:
Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
...
2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 3 Thông tư này.
Như vậy, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt gồm những gì?
Căn cứ Điều 164 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc bao gồm:
(1) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm và cắt giảm chi phí.
(2) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đề xuất, xây dựng và thực hiện phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án giải thể; yêu cầu bên nhận chuyển giao bắt buộc xây dựng, hoàn thành và thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
(3) Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phá sản theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
(4) Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án phá sản được phê duyệt.
(5) Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(6) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.
(7) Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
(8) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.