Từ ngày 01/6/2022, mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số có áp dụng đối với cá nhân không?

Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số có áp dụng đối với cá nhân không? Tôi có thắc mắc liên quan tới chứng thư số mong muốn được hỗ trợ giải đáp. Theo tôi tìm hiểu thì quy định về mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số sắp được thay thế bằng một văn bản pháp luật mới. Vậy trong văn bản mới thì mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số có áp dụng đối với cá nhân không? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Chứng thư số là gì?

Khái niệm chứng thư số được hướng dẫn cụ thể tại khoản 6 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 ban hành quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính như sau:

"2: Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Chứng thư số bao gồm các loại sau:
a) Phân loại theo đối tượng sử dụng:
a1) “Chứng thư số cá nhân” chứa thông tin định danh của cá nhân; dùng để xác nhận chữ ký số của cá nhân.
a2) “Chứng thư số cơ quan, tổ chức” chứa thông tin định danh của cơ quan, tổ chức; dùng để xác nhận chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
a3) “Chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm” chứa thông tin định danh được gán cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; dùng để xác nhận tính hợp lệ của thiết bị, dịch vụ, phần mềm; bao gồm và không giới hạn trong phạm vi các loại sau: chứng thư số Web Server (SSL), VPN Server, Mail Server, Code Signing.
b) Phân loại theo tổ chức cung cấp:
b1) “Chứng thư số chuyên dùng” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Tài chính cung cấp (không bao gồm Ban Cơ yếu Chính phủ trong phạm vi Quy chế này).
b2) “Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ) cung cấp.
b3) “Chứng thư số công cộng” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp.
b4) “Chứng thư số nước ngoài” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cung cấp."

Phí dịch vụ kiểm tra chứng thư số

Phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư số

Ai là người nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số?

Theo quyết định ban hành mới nhất, cụ thể là tại Thông tư 19/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Điều 2 Thông tư 19/2022/TT-BTC quy định về người nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số cụ thể là:

"Điều 2. Người nộp phí
Người nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số là doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho tổ chức, doanh nghiệp sử dụng theo quy định của pháp luật."

Theo quy định trên thì người nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số là doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Từ ngày 01/6/2022, mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số có áp dụng đối với cá nhân không?

Tại Điều 4 Thông tư 19/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số cụ thể như sau:

"Điều 4. Mức thu phí
1. Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số: 3.000 đồng/tháng/01 chứng thư số của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho thuê bao là tổ chức, doanh nghiệp (không bao gồm cá nhân).
2. Thời gian tính phí quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ tháng chứng thư số được cấp cho thuê bao bắt đầu có hiệu lực hoạt động đến tháng trước liền kề tháng thuê bao hết hạn sử dụng. Trường hợp chứng thư số có hiệu lực và hết hiệu lực trong cùng tháng thì tính là một tháng."

Như vậy, mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số không áp dụng đối với cá nhân mà chỉ áp dụng cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho thuê bao là tổ chức, doanh nghiệp. Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số hàng tháng là 3.000 đồng/01 chứng thư số.

Thông tư 19/2022/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 01/06/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về chứng thư số. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,512 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào