Từ đây đến năm 2030, thương hiệu Make in Việt Nam sẽ xuất hiện để thúc đẩy phát triển kinh tế số?
Ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, thương hiệu Make in Việt Nam thông qua việc phát triển doanh nghiệp số được thể hiện như sau:
Từ đây đến năm 2030, thương hiệu Make in Việt Nam sẽ xuất hiện để thúc đẩy phát triển kinh tế số?
Phát triển các doanh nghiệp số, gồm doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số. Điểm đột phá là đẩy mạnh, đẩy nhanh chuyển đổi số doanh nghiệp dựa trên các nền tảng số, tạo hệ sinh thái doanh nghiệp số trong các ngành lĩnh vực.
Các nhiệm vụ trọng tâm theo Mục IV Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 như sau:
a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm “Make in Việt Nam”, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế số.
b) Đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số: xây dựng và vận hành cổng thông tin Chương trình; đánh giá, lựa chọn, công bố các nền tảng số xuất sắc cho chuyển đổi số doanh nghiệp; khảo sát, phân nhóm các doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực và quy mô; xây dựng các tài liệu đào tạo, hướng dẫn chuyển đổi số; triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng số, chuyển đổi số cho doanh nghiệp; triển khai các chiến dịch truyền thông cho Chương trình.
c) Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đánh giá, lựa chọn và công bố các nền tảng số, giải pháp số xuất sắc cho chuyển đổi số doanh nghiệp lớn. Phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp đầu ngành trong chuyển đổi số, phát triển và nhân rộng nền tảng số ngành, tạo hệ sinh thái số trong các ngành, lĩnh vực.
d) Xây dựng và triển khai Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp phục vụ cho các doanh nghiệp trên cả nước, kết quả đánh giá chỉ số mức độ chuyển đổi số là thước đo về hiệu quả của các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Xây dựng và vận hành Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực tăng mức độ chuyển đổi số.
đ) Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển mạng lưới chuyên gia, tổ chức tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp (Mạng lưới tư vấn) với tối thiểu 1000 chuyên gia và 500 đơn vị tư vấn được Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng và được tham gia các hoạt động chung nhằm duy trì và phát triển mạng lưới.
e) Xây dựng và triển khai các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát và logistic chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ các cơ sở, cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nền tảng quản trị tổng thể, nền tảng kế toán dịch vụ, nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nền tảng thương mại số nông nghiệp, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng trợ lý ảo, nền tảng thiết bị IoT của Việt Nam.
Từ đây đến năm 2030, thương hiệu Make in Việt Nam sẽ xuất hiện để thúc đẩy phát triển kinh tế số?
Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan ban ngành về việc phát triển doanh nghiệp số được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Mục VIII Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
VIII | Phát triển doanh nghiệp số | Chủ trì | Giai đoạn |
1 | Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam | Bộ Thông tin và Truyền thông | 2022 - 2023 |
2 | Đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (SMEdx) | Bộ TT&TT | 2022 - 2030 |
3 | Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước | Bộ TT&TT | 2022 - 2030 |
4 | Xây dựng và triển khai Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp, Đề án xác định chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp và Cổng thông tin chỉ số chuyển đổi số doanh nghiệp phục vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước | Bộ Thông tin và Truyền thông | 2022 - 2025 |
5 | Sử dụng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp để làm thước đo chuyển đổi số của doanh nghiệp và đánh giá hiệu quả các chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Định kỳ tổ chức khảo sát đánh giá mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực, địa bàn | Bộ TT&TT; Bộ KH&ĐT; UBQL VNN tại DN; các bộ, cơ quan ngang bộ; các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương | 2022 - 2030 |
6 | Xây dựng và triển khai Chương trình xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực, địa bàn; chỉ đạo, đôn đốc doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực, địa bàn tích cực tham gia. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực đạt mức độ chuyển đổi số cao để hình thành các doanh nghiệp số; nhắc nhở, đôn đốc các doanh nghiệp chậm chuyển đổi số | Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. | 2022 - 2030 |
7 | Xây dựng và tổ chức triển khai Chương trình phát triển Mạng lưới chuyên gia, tổ chức tư vấn kinh tế số và chuyển đổi số doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Phát triển mạng lưới tư vấn với tối thiểu 1.000 chuyên gia và 500 đơn vị tư vấn được Bộ Thông tin và Truyền thông chứng nhận và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng | Bộ Thông tin và Truyền thông | 2022 - 2030 |
8 | Xây dựng và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, chuyển phát và logistic chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ các cửa hàng bán lẻ chuyển đổi số; Chương trình hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chuyển đổi số, kinh doanh trên sàn thương mại điện tử | Bộ Thông tin và Truyền thông | 2022 - 2030 |
9 | Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nền tảng quản trị tổng thể, nền tảng kế toán dịch vụ, nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nền tảng thương mại số nông nghiệp, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng trợ lý ảo, nền tảng thiết bị IoT của Việt Nam | Bộ Thông tin và Truyền thông | 2022 - 2025 |
Mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025?
Căn cứ Mục III Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về mục tiêu phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025 như sau:
Mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế số đến năm 2025
- Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
- Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;
- Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;
- Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Mục tiêu cơ bản phát triển xã hội số đến năm 2025
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%;
- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;
- Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
- Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%;
- Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;
- Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%;
- Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.