Tư cách thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt trong các trường hợp nào?
Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt trong các trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
1. Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt theo một trong các trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hoặc được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật;
b) Thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là cá nhân chết;
c) Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
d) Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định
Theo như quy định trên, tư cách thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo một 4 trường hợp sau:
- Hợp đồng bảo hiểm giữa thành viên và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt hoặc được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật
- Thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô là cá nhân chết
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể
- Các trường hợp khác do Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô quy định
Tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấm dứt trong các trường hợp nào?
Thành viên sáng lập có được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
...
2. Trừ khi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hay hợp đồng bảo hiểm vi mô có quy định khác, thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên trong thời hạn 03 năm kể từ khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.
Theo như quy định trên, Thành viên sáng lập không được đơn phương chấm dứt tư cách thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong thời hạn 03 năm kể từ khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ khi Điều lệ tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô hay hợp đồng bảo hiểm vi mô có quy định khác.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô như thế nào?
Căn cứ theo quy định tai Điều 31 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô
1. Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô có các quyền sau đây:
a) Được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm vi mô mà thành viên đó đã giao kết với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
b) Được hưởng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc phí bảo hiểm đã đóng trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động của tổ chức, sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức (trong trường hợp kết quả hoạt động lớn hơn không) và những nội dung khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
d) Tham dự hoặc ủy quyền cho người khác tham dự Đại hội thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
d) Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số phí bảo hiểm đã góp khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
e) Các quyền khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô;
b) Chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và các nghị quyết được thông qua tại Đại hội thành viên;
c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo như quy định trên, thành viên tham gia bảo hiểm vi mô sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ trên, đồng thời thành viên tham gia bảo hiểm vi mô cũng sẽ được hưởng các quyền lợi như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.