Từ 30/01/2023, đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh cần đáp ứng những điều kiện nào?

Tôi nghe nói có sự thay đổi về điều kiện kinh doanh khi đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng. Vậy, đầu tư kinh doanh lĩnh vực này thì cần những điều kiện nào? - Câu hỏi gửi từ Hà Nam của chú Quách

Quân trang, quân dụng được hiểu như thế nào?

Ngày 08/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 101/2022/NĐ-CP về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.

Quân trang và quân dụng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quân trang bao gồm:
a) Quân hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 82/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam;
b) Công an hiệu, phù hiệu, cấp hiệu và trang phục quy định tại Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân và Nghị định số 29/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định cờ truyền thống, công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân;
c) Cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, cảnh phục, lễ phục, cờ hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam quy định tại Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Trang phục, sao mũ, phù hiệu của dân quân tự vệ quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.
2. Quân dụng là trang thiết bị, dụng cụ (trừ các loại quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này) được chế tạo, sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế và công năng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định để phục vụ cho các hoạt động thường xuyên, huấn luyện, dã ngoại, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân.

Từ năm 2023, đầu tư kinh doanh quân trang, quân phục phục vụ quốc phòng, an ninh cần đáp ứng những điều kiện nào?Từ năm 2023, đầu tư kinh doanh quân trang, quân phục phục vụ quốc phòng, an ninh cần đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)

Đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng là gì?

Khoản 6 Điều 3 Nghị định 101/2022/NĐ-CP giải thích khái niệm "đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng" như sau:

Giải thích từ ngữ
...
6. Đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn từ đầu tư, sản xuất đến cung ứng quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Căn cứ theo nội dung Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022, thì kinh doanh quân trang, quân dụng thuộc nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và phải đáp ứng các điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh được quy định thế nào?

Theo Điều 6 Nghị định 101/2022/NĐ-CP, điều kiện trong hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh như sau:

Điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh
1. Doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh được đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Hệ thống nhà xưởng, cơ sở sản xuất, kho bảo quản được bố trí riêng biệt;
b) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ hoặc lựa chọn qua thủ tục đấu thầu.
2. Doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định này khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật; hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; không có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở công nghiệp an ninh được đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ an ninh quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về công nghiệp an ninh.

Như vậy, doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia cần phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.

Nghị định 101/2022/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 30/01/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,296 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào