Từ 12/12/2022, không dạy đủ số giờ học có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng? Những hành vi nào được xem là vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy?

Nghe nói không dạy đủ giờ thì bị xử phạt tới 40 triệu đồng. Điều này có đúng không? Mong được giải đáp - Thắc mắc của chị Như (Long An)

Từ 12/12/2022, mức xử phạt khi dạy không đủ số giờ học là bao nhiêu?

Ngày 26/10/2022, Chính Phủ ban hành Nghị định 88/2022/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022.

Theo đó, hành vi không dạy đủ số giờ học được quy định xử phạt hành chính tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy
...
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số giờ học hoặc khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm dưới 5% tổng số giờ học;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 5% đến dưới 10% tổng số giờ học;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 15% tổng số giờ học;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 15% đến dưới 20% tổng số giờ học;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% tổng số giờ học trở lên.

Như vậy, mức phạt nhẹ nhất cho việc không dạy đúng số giờ học quy định là phạt cảnh cáo nếu có dưới 5% tổng số giờ học bị thiếu và cao nhất là 20.000.000 đồng nếu có trên 20% tổng số giờ học bị thiếu. Mức phạt này là mức phạt hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm.

Mức phạt cho tổ chức được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;

Có thể hiểu rằng, mức phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức là gấp đôi (gấp 02 lần) so với mức phạt của cá nhân. Như vậy, tổ chức có hành vi không dạy đủ số giờ học quy định có thể bị phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm a khoản 5 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CPđiểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc dạy đủ số giờ học, khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học hoặc mô-đun trong chương trình đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô-đun đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều này;

So với quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 79/2015/NĐ-CP, mức phạt hành chính cho cá nhân, tổ chức vi phạm về việc không dạy đủ số giờ học đã được tăng lên.

Cụ thể: Mức phạt tiền thấp nhất và cao nhất cho cá nhân vi phạm là từ 300.000 đến 10.000.000 đồng, trong khi đó, khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền thấp nhất và cao nhất đối với cá nhân là từ 500.000 đến 20.000.000 đồng.

Xử lý vi phạm giáo dục nghề nghiệp từ 12/12/2022: Không dạy đủ số giờ học có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng? Từ 12/12/2022, không dạy đủ số giờ học có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng? Những hành vi nào được xem là vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy?

Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy bao gồm những hành vi nào theo quy định mới?

Căn cứ vào nội dung được quy định tại Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP, các hành vi bị xem là vi phạm hành chính về tổ chức giảng dạy bao gồm:

- Không tổ chức giảng dạy theo kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo, thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ giáo án;

- Không tổ chức giảng dạy đúng cấu trúc thời gian đào tạo lý thuyết, thời gian đào tạo thực hành của từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo;

- Không dạy đủ số giờ học hoặc khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo;

- Tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định.

Theo đó, các hành vi này sẽ phải chịu hình phạt cảnh cáo, phạt tiền.

Ngoài ra, hành vi "tổ chức cho người học bảo vệ khóa luận tốt nghiệp không đủ điều kiện theo quy định" còn phải chịu hình thức sử phạt bổ sung tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP.

Cụ thể:

Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Mức phạt tối đa cho việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp từ 12/12/2022 là bao nhiêu?

Dựa trên quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;

Như vậy, theo quy định mới từ 12/12/2022, mức xử phạt vi phạm hành chính tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp 75.000.000 đồng đối với cá nhân150.000.000 đồng đối với tổ chức.

Đối chiếu với khoản 1 Điều 4 Nghị định 79/2015/NĐ-CP thì mức xử phạt này là không thay đổi.

Cụ thể:

Quy định phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,605 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào