Từ 01/7/2024, người dân không cần mang giấy phép lái xe khi đã tích hợp VNeID theo Đề xuất mới đúng không?
- Người dân không cần mang giấy phép lái xe khi đã tích hợp vào VNeID theo Đề xuất mới đúng không?
- Quyền hạn của CSGT đối với trường hợp người dân đã tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID theo đề xuất mới ra sao?
- Người lái xe cần phải đáp ứng những điều kiện gì theo Dự thảo mới?
- Khi nào Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới được áp dụng?
Người dân không cần mang giấy phép lái xe khi đã tích hợp vào VNeID theo Đề xuất mới đúng không?
Căn cứ theo nội dung tại Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là "Dự thảo"). Tại đây
Tại khoản 1 Điều 38 Dự thảo có nêu về điều kiện người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 3 Điều này. Khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Chứng nhận đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Trường hợp thông tin của các loại giấy tờ trên đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử thì không phải mang theo.
Theo đó, đề xuất khi tham gia giao thông, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau:
- Chứng nhận đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự.
Trong đó, điểm nổi bật tại nội dung đề xuất lần này là trong trường hợp những giấy tờ nêu trên được được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử VNeID thì người dân không phải mang theo những giấy tờ này.
Từ 01/7/2024, người dân không cần mang giấy phép lái xe khi đã tích hợp VNeID theo Đề xuất mới đúng không? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của CSGT đối với trường hợp người dân đã tích hợp giấy phép lái xe vào VNeID theo đề xuất mới ra sao?
Căn cứ khoản 5 Điều 54 Dự thảo có xác định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát như sau:
Tuần tra, kiểm soát
...
5. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát
a) Dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc trường hợp quy định tại Điều 55 Luật này để kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa, hành lý, giấy tờ của phương tiện và người điều khiển phương tiện nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Trường hợp thông tin giấy tờ của phương tiện, người điều khiển phương tiện đã được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử thì thực hiện kiểm soát các thông tin giấy tờ đó trên tài khoản định danh điện tử;
...
Theo đó, trong những trường hợp cần dừng phương tiện để kiểm soát thì Cảnh sát giao thông sẽ kiểm soát các thông tin giấy tờ đó trên tài khoản định danh điện tử nếu người dẫn đã đồng bộ thông tin giấy tờ của phương tiện vào tài khoản định danh điện tử VNeID.
Người lái xe cần phải đáp ứng những điều kiện gì theo Dự thảo mới?
Căn cứ khoản 3 Điều 38 Dự thảo có đề cập đề điều kiện đối với người lái xe như sau:
Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
...
3. Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Luật này và đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật này.
Theo đó, dẫn chiếu đến Điều 40 Dự thảo như sau:
Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A2, A, A3, B;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C1, C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người hành nghề lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về độ tuổi của người điều khiển phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe
Như vậy, theo Dự thảo, để được tham gia giao thông, người lái xe phải đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi và sức khỏe nêu trên.
Khi nào Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới được áp dụng?
Căn cứ Điều 61 Dự thảo về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Luật này thay thế Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008.
Theo đó, nếu Dự thảo được chính thức thông qua, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới sẽ được áp dụng từ nửa cuối năm 2024 (ngày 01/7/2024).
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới sẽ thay thế Luật Giao thông đường bộ 2008 hiện hành.
Xem chi tiết toàn bộ Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.