Từ 01/01/2024, giảm 50% phí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thực hiện theo hình thức trực tuyến?
- Từ 01/01/2024, yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo hình thức trực tuyến sẽ được giảm 50%?
- Những đối tượng nào là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp?
- Có những yêu cầu chung nào đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp?
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được xử lý trong bao lâu?
Từ 01/01/2024, yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo hình thức trực tuyến sẽ được giảm 50%?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 63/2023/TT-BTC sửa đổi Điều 4 Thông tư 263/2016/TT-BTC có quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
Bổ sung khoản 4 vào Điều 4 như sau:
“4. Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (gồm nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp Văn bằng bảo hộ, cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp) theo hình thức trực tuyến:
a) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, áp dụng mức thu lệ phí bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 trở đi, áp dụng mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trong thời gian từ 01/01/2024 đến 31/12/2025, tổ chức, cá nhân nộp đơn, hồ sơ trực tuyến yêu cầu thực hiện công việc, dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ được giảm 50% phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, các công việc bao gồm:
+ Nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Cấp Văn bằng bảo hộ,
+ Cấp chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
+ Duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
+ Cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp.
Giảm chi phí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp?
Những đối tượng nào là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp?
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 bao gồm:
- Sáng chế
- Kiểu dáng công nghiệp
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Bí mật kinh doanh
- Nhãn hiệu
- Tên thương mại
- Chỉ dẫn địa lý
Có những yêu cầu chung nào đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung bởi khoản 32 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2023 thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp phải đáp ứng các quy định chung sau:
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
+ Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
+ Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
+ Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
+ Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen;
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
+ Giấy ủy quyền;
+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
+ Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
+ Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được xử lý trong bao lâu?
Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 như sau:
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn.
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây:
+ Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn;
+ Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn;
+ Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn;
+ Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn.
- Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu.
- Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định trên; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định.
Thông tư 63/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.