Trường hợp thạc sĩ bác sỹ gây mê hồi sức có 18 tháng đào tạo gây mê hồi sức thì có được cấp chứng chỉ hành nghề gây mê hồi sức không?

Xin hỏi, trường hợp thạc sĩ bác sĩ gây mê hồi sức có 18 tháng đào tạo gây mê hồi sức thì có được cấp chứng chỉ hành nghề gây mê hồi sức không? anh Đức Nhân - Hà Tĩnh

Điều kiện hành nghề của bác sỹ gây mê hồi sức là gì?

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

Các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức
1. Bác sỹ gây mê - hồi sức là bác sỹ đã được đào tạo về chuyên khoa gây mê - hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy bác sĩ gây mê hồi sức là bác sỹ được đào tạo về chuyên khoa gây mê-hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.

bác sỹ gây mê

Trường hợp thạc sĩ bác sỹ gây mê hồi sức có 18 tháng đào tạo gây mê hồi sức thì có được cấp chứng chỉ hành nghề gây mê hồi sức không? (Hình từ internet)

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thạc sĩ gây mê hồi sức là gì?

Căn cứ Điều 15 Thông tư 41/2011/TT-BYT một số quy định được bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 13 Thông tư 21/2020/TT-BYT quy định:

Nguyên tắc đăng ký thực hành
Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải đăng ký thực hành phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo.
Trường hợp là y sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 12 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 06 tháng liên tục.

Và điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên môn được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 đối với người Việt Nam như sau:

Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Đồng thời tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:

Xác nhận quá trình thực hành
1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ;
...
2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Theo đó, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì thời gian thực hành đối với bác sĩ là 18 tháng.

Như vậy, để được hành nghề gây mê hồi sức bác sĩ phải thỏa mãn điều kiện đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức tối thiểu là 18 tháng đồng thời phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Do vậy, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có văn bằng bác sĩ y khoa (bác sĩ đa khoa), khi hoàn thành khóa học và được cấp văn bằng thạc sĩ chuyên ngành gây mê hồi sức, nếu muốn được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn gây mê hồi sức cần thực hành 18 tháng.

Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định ra sao?

Tại Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề thực hiện theo thủ tục sau:

- Bước 1: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, Bộ Y tế hoặc Sở Y tế (sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

+ Trường hợp nộp trực tiếp: nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi ngay cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ gửi bưu điện thì trong 02 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ: cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

- Bước 2: trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định.

- Bước 3: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề (thì trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định)

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ:

++ Trong 05 ngày làm việc(kể từ ngày có biên bản thẩm định): cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ

++ Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi hồ sơ bổ sung về cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

++ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ bổ sung cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

++ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện thủ tục theo quy định tại các khoản 2, 3 và điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

(Trường hợp hồ sơ bổ sung vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiếp tục hướng dẫn người đề nghị hoàn thiện hồ sơ)

++ Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ đã có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà trong thời hạn 60 ngày, người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,581 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào