Trường hợp nào quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không được áp dụng?
04 trường hợp quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không được áp dụng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
1. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;
c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
...
Như vậy, theo quy định trên, quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản thuộc 04 trường hợp sau đây:
- Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
- Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 Bộ luật Dân sự 2015;
- Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP;
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Trường hợp nào quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không được áp dụng? (Hình từ Internet)
Bên bảo đảm chết thì quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm có chấm dứt?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định như sau:
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
...
3. Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.
Như vậy, theo quy đinh nêu trên, trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự.
Do đó, bên bảo đảm chết thì quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm sẽ không chấm dứt.
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Như vậy, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm 04 loại tài sản được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.