Trường hợp Hội đồng giám định y khoa không có bác sĩ tim mạch thì sẽ giải quyết như thế nào?
Trường hợp Hội đồng giám định y khoa không có bác sĩ tim mạch thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2023/TT-BYT về bổ nhiệm giám định viên có nội dung sau:
Bổ nhiệm giám định viên
1. Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương do Bộ Y tế quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề xuất của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
2. Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh do cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
3. Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa các Bộ do các Bộ quyết định bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa thuộc các Bộ.
4. Số lượng Giám định viên của Hội đồng giám định y khoa do người có thẩm quyền bổ nhiệm quyết định, tùy thuộc vào yêu cầu, nhiệm vụ của Hội đồng giám định y khoa. Mỗi chuyên khoa phải có ít nhất 02 (hai) Giám định viên. Trường hợp Hội đồng giám định y khoa không có bác sĩ các chuyên khoa: Tim mạch, Hô hấp, Tiết niệu, Tiêu hóa, Cơ xương khớp, Huyết học - Truyền máu, Nội tiết, Miễn dịch, có thể bổ nhiệm bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp thay thế. Trong trường hợp này chỉ phân công mỗi Giám định viên chịu trách nhiệm khám giám định nhiều nhất không quá 02 (hai) chuyên khoa để bảo đảm chất lượng khám giám định.
Theo đó, trường hợp Hội đồng giám định y khoa không có bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì có thể bổ nhiệm bác sĩ chuyên khoa Nội tổng hợp thay thế.
Trong trường hợp này chỉ phân công mỗi Giám định viên chịu trách nhiệm khám giám định nhiều nhất không quá 02 (hai) chuyên khoa để bảo đảm chất lượng khám giám định.
Trường hợp Hội đồng giám định y khoa không có bác sĩ tim mạch thì sẽ giải quyết như thế nào?
Đương nhiên miễn nhiệm giám định viên giám định y khóa trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 01/2023/T-BYT quy định về miễn nhiệm giám định viên như sau:
Miễn nhiệm giám định viên
1. Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Thông tư này xem xét miễn nhiệm khi Giám định viên thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa, đạo đức nghề nghiệp;
b) Không đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác giám định y khoa;
c) Không đủ sức khỏe để làm việc;
d) Có đơn đề nghị không tiếp tục tham gia Giám định viên và được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
2. Người được bổ nhiệm là Giám định viên nếu nghỉ hưu theo chế độ hoặc chuyển công tác thì người đó đương nhiên không còn là Giám định viên kể từ thời điểm nghỉ hoặc chuyển công tác.
Như vậy, quy định về việc đương nhiên miễn nhiệm giám định viên áp dụng đối với Giám định viên nghỉ hưu theo chế độ hoặc chuyển công tác theo quy định tại khoản 2 nêu trên.
Ngoài ra, lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm khi Giám định viên giám định y khoa thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ giám định y khoa, đạo đức nghề nghiệp;
- Không đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện công tác giám định y khoa;
- Không đủ sức khỏe để làm việc;
- Có đơn đề nghị không tiếp tục tham gia Giám định viên và được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
Giám định viên y khoa có những quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 01/2023/TT-BYT về nhiệm vụ và quyền hạn của Giám định viên như sau:
Về nhiệm vụ của Giám định viên:
- Thực hiện khám giám định chuyên khoa theo nội dung yêu cầu ghi trên Phiếu khám chuyên khoa của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa gửi Giám định viên.
Sau khi khám xong gửi trả kết quả về cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa, đồng thời lưu kết quả khám vào sổ khám chuyên khoa tại nơi Giám định viên công tác;
- Tham gia hội chẩn chuyên môn theo nội dung yêu cầu của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
- Giám định viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám giám định chuyên khoa do cá nhân thực hiện;
- Tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng giám định y khoa khi được Hội đồng mời tham dự.
Về quyền hạn của Giám định viên:
- Được tham dự các khóa đào tạo liên tục, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y khoa;
- Được hưởng quyền lợi, chế độ khi tham gia các hoạt động khám giám định chuyên khoa, hội chẩn chuyên môn, họp Hội đồng theo quy định của pháp luật và của cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa;
- Có quyền đề nghị không làm hoặc thôi làm Giám định viên;
- Có quyền từ chối giám định khi đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp của đối tượng giám định cố ý không hợp tác.
Thông tư 01/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/04/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.