Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM đào tạo những ngành nào? Điểm chuẩn trường đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM năm 2023 theo phương thức thi THPT?
- Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM đào tạo những ngành nào? Điểm chuẩn trường đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM năm 2023 theo phương thức thi THPT?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường của Trường Đại học công lập hiện nay được quy định như thế nào?
- Số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như thế nào?
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM đào tạo những ngành nào? Điểm chuẩn trường đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM năm 2023 theo phương thức thi THPT?
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM có trụ sở tại 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở II: ấp Long Đức 3, xã Tam Phước, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.
Năm 2023, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM tuyển sinh những ngành sau:
Điểm chuẩn theo phương thức thi THPT trường đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM năm 2023 như sau:
Xem thêm điểm chuẩn theo phương thức thi THPT trường đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM các năm 2022, 2021, 2020,... tại website: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)
Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng trường của Trường Đại học công lập hiện nay được quy định như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng trường của Trường Đại học công lập như sau:
- Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của trường đại học; chủ trương phát triển trường đại học thành đại học hoặc việc sáp nhập với trường đại học khác.
- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở của trường đại học phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành, đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; chính sách bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.
- Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị của trường đại học; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm hiệu trưởng trường đại học; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường đại học trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng trường đại học; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hằng năm của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học; lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng trường đại học vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
- Quyết định chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển trường đại học; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của trường đại học.
- Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của trường đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý trường đại học theo kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
- Giám sát việc thực hiện quyết định của hội đồng trường, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường đại học và trách nhiệm giải trình của hiệu trưởng trường đại học; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của trường đại học; báo cáo hằng năm trước hội nghị toàn thể của trường đại học về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của hội đồng trường.
- Tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của hội đồng trường; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong trường đại học.
- Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
Số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 16 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về số lượng của thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập như sau:
Hội đồng trường của trường đại học công lập
...
3. Số lượng, cơ cấu và trách nhiệm của thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như sau:
a) Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học;
b) Thành viên trong trường đại học bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học.
Thành viên đương nhiên bao gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch công đoàn và đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường đại học.
Thành viên bầu bao gồm đại diện giảng viên chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường; đại diện viên chức và người lao động;
c) Thành viên ngoài trường đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động;
d) Thành viên hội đồng trường thực hiện và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường phân công và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học; tham gia đầy đủ các phiên họp của hội đồng trường, chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
...
Theo đó, số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ và ít nhất từ 15 người trở lên.
Thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập bao gồm thành viên trong và ngoài trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.