Trực thăng sẵn sàng vận chuyển lương thực, thực phẩm tới vùng mưa lũ cho người dân vùng còn bị chia cắt ra sao theo yêu cầu của Chính phủ?
Trực thăng sẵn sàng vận chuyển lương thực, thực phẩm tới vùng mưa lũ cho người dân vùng còn bị chia cắt ra sao theo yêu cầu của Chính phủ?
Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ra Công điện 92/CĐ-TTg năm 2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Theo đó, tại Mục 2 Công điện 92/CĐ-TTg năm 2024 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an như sau:
2. Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các quân khu và đơn vị trực thuộc triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ,... cho người dân vùng còn bị chia cắt; hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo đề nghị của địa phương.
Theo đó, Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các quân khu và đơn vị trực thuộc triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm, lương khô, bánh mỳ, sữa, hàng cứu trợ,... cho người dân vùng còn bị chia cắt.
Trực thăng sẵn sàng vận chuyển lương thực, thực phẩm tới vùng mưa lũ cho người dân vùng còn bị chia cắt ra sao theo yêu cầu của Chính phủ? (Hình ảnh Internet)
Mực nước trên sông Hồng ngày 11 9 tại Hà Nội như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 05/2020/QĐ-TTg có quy định về chi tiết mực nước tương ứng hướng dẫn các mức báo động lũ trên sông Hồng hôm nay 11 9 như sau:
Quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông
1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn chính trên các sông thuộc phạm vi cả nước được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
2. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ đối với các vị trí thuộc địa bàn quản lý của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà chưa được quy định tại khoản 1 Điều này sẽ do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương này quy định. Đối với các vị trí nằm trên các đoạn sông giáp ranh giữa các tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phải trao đổi, thống nhất để ban hành một quy định chung về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại vị trí đó.
Theo quy định trên, cấp báo động gồm 3 cấp: cấp báo động 1 - cấp báo động 2 - cấp báo động 3.
Bên cạnh đó, tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 05/2020/QĐ-TTg các mức báo động lũ trên sông Hồng được kích hoạt khi mực nước như sau:
(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 12,4m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 13,4 m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 14,4 m.
(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên):
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 1: 9,5m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 2: 10,5m.
- Mực nước tương ứng với cấp báo động 3: 11,5m
Vào lúc 5h30 ngày 11/09/2024, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ban hành Thông báo DBLU_17/05h30/DBQG Tải về về tin lũ dự báo các mức báo động lũ trên sông Hồng hôm nay 11 9.
Thông tin dưới đây dự báo các mức báo động lũ trên sông Hồng hôm nay 11 9 trong 12-24 giờ tới:
(1) Hiện tạng diễn biến lũ đã qua tại sông Hồng
- Lũ trên sông Hồng (Hà Nội) đang xuống
- Mực nước lúc 05h ngày 11/9 trên sông Hồng tại Hà Nội 10,76m, trên BĐ2 0,26m
(2) Dự báo trong 12h tới
- Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9 và trên mức BĐ2.
(3) Trong 12- 24 giờ tiếp theo:
- Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống chậm và ở dưới mức BĐ2
Cảnh báo: Trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thông sông Hồng- Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Mực nước lũ lên cao gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính, gây tràn vỡ các đê bôi ven sông, sạt lở đê kè ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu thuộc hệ thông đê, kè, công trình ven sông thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
Cảnh báo tác động của lũ:
Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình.
Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Phòng chống thiên tai 2013, quy định các nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai gồm có như sau:
- Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
- Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
- Phòng, chống thiên tai phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới.
- Phòng, chống thiên tai phải dựa trên cơ sở khoa học; kết hợp sử dụng kinh nghiệm truyền thống với tiến bộ khoa học và công nghệ; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình; bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.