Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?

Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào? - câu hỏi của anh Phượng tại Khánh Hòa

Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có quyền yêu cầu Quốc hội họp bất thường hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nội quy ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định:

Kỳ họp Quốc hội
...
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ là những chủ thể có quyền yêu cầu Quốc hội họp bất thường.

Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?

Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội theo yêu cầu của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ được quy định như thế nào?

Hướng dẫn cụ thể việc tổ chức kỳ họp bất thường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 quy định, hướng dẫn một số điều khoản của Nội quy kỳ họp Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Theo đó, đối với yêu cầu về tổ chức kỳ họp bất thường của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15, Điều 4 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 và Điều 5 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15, có quy định về trình tự tổ chức họp bất thường của Quốc hội như sau:

Bước 1: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính ửi văn bản yêu cầu và các hồ sơ tài liệu liên quan đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước 07 ngày tính đến ngày đề xuất tổ chức kỳ họp bất thường.

Thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường phải trước ít nhất là 01 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo.

Bước 2: Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên chuẩn bị nội dung và gửi hồ sơ, tài liệu đến Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội để thẩm tra về nội dung đó và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp.

Trong yêu cầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Khi thẩm tra hồ sơ, tài liệu trình kỳ họp bất thường, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm thể hiện rõ quan điểm về điều kiện, chất lượng của hồ sơ, tài liệu.

Bước 3: Trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu do các cơ quan có thẩm quyền trình, ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc triệu tập kỳ họp bất thường.

Bước 4: Xem xét, quyết định nội dung tại kỳ họp bất thường

Trình tự, thủ tục tiến hành xem xét, quyết định các nội dung tại kỳ họp bất thường; hồ sơ, tài liệu của kỳ họp bất thường; thông tin về kỳ họp bất thường được thực hiện theo các quy định về kỳ họp của Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nội quy kỳ họp Quốc hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi nào?

Căn cứ Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định:

Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.

Theo đó, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,461 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào