Trình tự thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 của Tổng Cục Thuế? Ai có thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập?
Mục đích của kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 của Tổng cục Thuế là gì?
Căn cứ vào Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục Thuế đã đưa ra những mục đích của kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 như sau:
- Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 (sau đây gọi tắt là Luật Phòng, chống tham nhũng), Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là Nghị định số 130/2020/NĐ-CP); Quyết định số 782/QĐ-BTC ngày 08/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, kiểm soát của Bộ Tài chính (gọi tắt là Quyết định số 782/QĐ-BTC), Công văn số 248/TTCP-C.IV ngày 08/7/2022 của Thanh tra Chính phủ về định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022, Quyết định số 1845/QĐ-TCT ngày 13/12/2021 của Tổng cục Thuế về triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tại các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế.
- Xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (sau đây gọi tắt là người có nghĩa vụ kê khai) nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực, rõ ràng nội dung kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai.
- Xác minh tài sản, thu nhập nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng (nếu có) đối với người có nghĩa vụ kê khai.
Theo đó, Tổng cục Thuế ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 nhằm mục đích triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Luật Phòng chống tham nhũng 2018; xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
Trình tự thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 của Tổng Cục Thuế? Ai có thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập? (Hình từ Internet)
Xác minh tài sản, thu nhập phải thực hiện theo yêu cầu và trình tự như thế nào?
Căn cứ vào Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-TCT năm 2022 của Tổng cục Thuế đã đặt ra những yêu cầu khi tiến hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 như sau:
- Việc xác minh tài sản, thu nhập thực hiện theo thủ tục, trình tự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP , Quyết định số 782/QĐ-BTC, Công văn số 248/TTCP-C.IV ngày 08/7/2022 của Thanh tra Chính phủ về định hướng xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 và Quyết định số 1845/QĐ-TCT ngày 13/12/2021 của Tổng cục Thuế.
- Việc xác minh tài sản, thu nhập được tiến hành kịp thời, công khai, khách quan, trung thực và xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm (nếu có).
Theo Điều 44 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Trình tự xác minh tài sản, thu nhập
1. Ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập và thành lập Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
2. Yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình.
3. Tiến hành xác minh tài sản, thu nhập.
4. Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập.
5. Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
6. Gửi và công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập.
Theo đó, việc tiến hành xác minh tài sản, thu nhập phải được thực hiện theo đúng trình tự của quy định trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập?
Căn cứ vào Điều 42 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định vê thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập như sau:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bầu, phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, người dự kiến được bổ nhiệm Phó Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Chủ tịch nước yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Thứ trưởng và chức vụ tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ, người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bổ nhiệm Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
- Thường trực Hội đồng nhân dân yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu hoặc đề nghị phê chuẩn chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp;
- Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu xác minh đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
- Cơ quan thường vụ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội yêu cầu xác minh đối với người dự kiến được bầu tại đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội;
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền quản lý cán bộ đối với người có nghĩa vụ kê khai yêu cầu hoặc kiến nghị xác minh đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này.
- Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, những cá nhân, cơ quan trên sẽ có thẩm quyền yêu cầu xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong những căn cứ để xác tài sản, thu nhập hoặc cần có thêm thông tin để thực hiện công tác cán bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.