Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy năm 2023? Nội dung kiểm tra kết quả nghiệm thu bao gồm những gì?
- 05 điểm lưu ý trong công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy?
- Công tác chuẩn bị kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy năm 2022?
- Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy năm 2022?
- Nội dung kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy bao gồm những gì?
- Nội dung có thể được yêu cầu làm rõ thêm khi kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy là gì?
05 điểm lưu ý trong công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 như sau:
- Về thời gian tổ chức kiểm tra kết quả nghiệm thu: Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với nhóm B, C (được tính từ thời gian đồng ý tiếp nhận hồ sơ) kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu. Trong đó, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải rà soát đầy đủ thành phần trước khi tiếp nhận theo quy định tại khoản 2, khoản 4 và khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Giấy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát và thi công về phòng cháy và chữa cháy:
+ Theo quy định tại Điều 120 Luật Xây dựng 2014, các công trình xây dựng (trừ nhà ở riêng lẻ) phải được giám sát, do vậy khi các công trình này trang bị, thi công hệ thống PCCC thì phải được giám sát về PCCC và do đơn vị có năng lực thực hiện. Đơn vị tư vấn giám sát phải tham gia vào quá trình nghiệm thu, xác nhận vào hồ sơ nghiệm thu công trình và chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình.
+ Nội dung Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh PCCC đối với tư vấn giám sát được hiểu như sau:
Tại điểm a khoản 1 Điều 121 Luật Xây dựng 2014, Chủ đầu tư có quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, xác nhận vào hồ sơ nghiệm thu công trình và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình. Khi đó chủ đầu tư phải có Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP trong thành phần hồ sơ nghiệm thu về PCCC.
Khi chủ đầu tư không có đủ năng lực để thực hiện công việc giám sát thi công xây dựng công trình, giám sát thi công về PCCC thì phải thuê đơn vị tư vấn giám sát có năng lực để thực hiện và khi nộp hồ sơ kiểm tra kết quả nghiệm thu về PCCC phải có bản sao giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn giám sát.
+ Đối với các cơ sở cửa hàng xăng dầu, cửa hàng gas, các hạng mục công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn PCCC mà không có hoạt động thi công hệ thống PCCC hoặc các hạng mục, công trình theo quy định chỉ trang bị bình chữa cháy xách tay thì không yêu cầu đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát có Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC nhưng khi thiết kế, cần yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế về PCCC có năng lực theo quy định Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Thành phần tham gia đoàn kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy cần có sự tham gia của đơn vị quản lý địa bàn để nắm bắt được quy mô, tính chất, giải pháp đảm bảo an toàn PCCC của công trình.
- Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp công trình đủ điều kiện nghiệm thu độc lập, bảo đảm an toàn về PCCC.
- Trong quá trình kiểm tra, khi thấy công trình có điều chỉnh thiết kế về PCCC thì yêu cầu chủ đầu tư phải thi công đảm bảo theo thiết kế được duyệt, hoặc hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện thẩm duyệt đối với hồ sơ thiết kế về PCCC, sau đó tổ chức kiểm tra nghiệm thu về PCCC.
Xem chi tiết nội dung lưu ý về công tác kiểm tra kết quả nghiệm thu PCCC tại: tiểu mục 1 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022
Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy năm 2023 (Hình từ internet)
Công tác chuẩn bị kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy năm 2022?
Căn cứ theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 như sau:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia, nhóm A hoặc 07 ngày làm việc đối với nhóm B, C kể từ khi nhận đủ hồ sơ phải tổ chức kiểm tra nghiệm thu thực tế tại công trình, phương tiện giao thông cơ giới.
Tiếp đó, cán bộ thụ lý hồ sơ có trách nhiệm để xuất nội dung, thời gian, thành phần đoàn kiểm tra; kế hoạch kiểm tra (tham khảo mẫu số 01); văn bản thông báo cho chủ đầu tư và các đơn vị liên quan, báo cáo lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp trình người có thẩm quyền duyệt, ký và gửi cho chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới và đơn vị phối hợp kiểm tra.
Đồng thời, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ kiểm tra nghiệm thu.
Trình tự kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy năm 2022?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 như sau:
* Trình tự kiểm tra gồm 06 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra thành phần tham gia nghiệm thu
Đoàn kiểm tra có mặt trước ít nhất 5 phút so với thời gian bắt đầu làm việc. Cán bộ thụ lý hồ sơ kiểm tra thành phần các đơn vị tham gia gồm:
- Đại diện chủ đầu tư phải là người đại diện theo pháp luật, trường hợp ủy quyền phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
- Đơn vị tư vấn giám sát hoặc cán bộ được phân công giám sát của chủ đầu tư,
- Đơn vị thi công hệ thống PCCC và các đơn vị thi công khác có liên quan đến PCCC.
Bước 2: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Khi thành phần tham dự buổi làm việc đã có mặt đủ hoặc đến giờ làm việc, cán bộ thụ lý hồ sơ đại diện đoàn đứng dậy, chào theo điều lệnh CAND và tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần đoàn. Đề nghị chủ đầu tư giới thiệu thành phần tham gia.
Bước 3: Đồng chí Trưởng đoàn phát biểu và thông báo nội dung kiểm tra, bao gồm:
- Phổ biến kế hoạch kiểm tra, - Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tình hình kết quả thi công, nghiệm thu;
Bước 4: Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu:
- Đồng chí Trưởng đoàn phân công cho các thành viên đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ nghiệm thu do chủ đầu tư chuẩn bị theo quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ và ghi nhận, đánh giá kết quả;
- Đại diện đoàn kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
Bước 5: Kiểm tra thực tế thi công, thử nghiệm hoạt động của các hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan theo hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt về PCCC:
- Yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công chuẩn bị các điều kiện để kiểm tra, thử nghiệm các hệ thống PCCC và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan theo như kế hoạch kiểm tra (bản vẽ đã được thẩm duyệt và các phương tiện, thiết bị phục vụ kiểm tra);
- Thống nhất nội dung kiểm tra thực tế, căn cứ tình hình kiểm tra có thể chia thành các tổ kiểm tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra; Tổ chức kiểm tra thực tế theo trình tự hướng dẫn tại mục 2.2.1.2 của phần này;
Lưu ý: Tuỳ tình hình thực tế và đặc điểm công trình, sau khi giới thiệu và thông báo nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra có thể yêu cầu tiến hành đi khảo sát thực tế công trình, sau đó về phòng họp, xem xét hồ sơ để dự kiến lộ trình kiểm tra thực tế thi công và thử nghiệm hệ thống.
Bước 6: Lập và thông qua biên bản kiểm tra
- Sau khi tập hợp nội dung, đánh giá kết quả kiểm tra của các thành viên, cán bộ thụ lý hồ sơ tiến hành lập biên bản (mẫu số 02 và mẫu số 03):
- Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện vi phạm quy định về PCCC, thì căn cứ quy định của pháp luật đoàn kiểm tra phải thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính, tạm đình chỉ theo quy định và thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm;
- Trưởng Đoàn thông qua và thống nhất nội dung biên bản kiểm tra (BBKT) với chủ đầu tư, nhà thầu thi công và các bên có liên quan;
- In và lấy chữ ký tại chỗ của các đơn vị, yêu cầu đóng dấu xác nhận của chủ đầu tư (nếu có);
- Trưởng Đoàn tuyên bố kết thúc buổi kiểm tra, Đoàn chào theo điều lệnh CAND và ra về.
* Trình tự kiểm tra thực tế:
Xem chi tiết tại Trình tự kiểm tra thực tế tại: tiểu mục 2 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022.
Nội dung kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy bao gồm những gì?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 2 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 nội dung kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy như sau:
Nội dung có thể được yêu cầu làm rõ thêm khi kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy là gì?
Ngoài các nội dung nêu tại phần trên, khi cần tiết còn có thể kiểm tra các nội dung khác tại tiểu mục 2 Mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Công văn 2075/C07-P4 năm 2022 gồm:
- Đối với đường ống và thiết bị của hệ thống hút khói; thảm, vật liệu hoàn thiện, trang trí trên đường thoát nạn và các kết cấu như cột, dầm, sàn chịu lực, tường buồng thang... được thi công các biện pháp bọc bảo vệ bằng chất hoặc vật liệu, có cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật phù hợp với cấu kiện nêu trong Phụ lục F QCVN 06:2021/BXD, kiểm tra thành phần hồ sơ nghiệm thu tham khảo nội dung hướng dẫn về kiểm tra đối với các cấu kiện, phương tiện không thuộc diện kiểm định về PCCC theo mục 3.2 của Phụ lục này;
- Biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào; Biên bản lấy mẫu thí nghiệm, kiểm định; Biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh; Biên bản nghiệm thu không tải; Biên bản nghiệm thu có tải; Biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng (hệ thống chữa cháy bằng khí, bơm chữa cháy, hệ thống chống tụ khói, hệ thống báo cháy); Hệ thống chữa cháy bằng nước và bằng khí phải có biên bản thử áp trên đường ống;
- Các biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, tài liệu quy trình phải có đầy đủ chữ ký, đóng dấu của chủ đầu tư (nếu có), đơn vị thi công, tư vấn giám sát. Riêng đối với biên bản nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng phải có dấu xác nhận của chủ đầu tư.
- Hệ thống LPG phải có biên bản điền khí nitơ vào đường ống; văn bản kiểm định hệ thống; biên bản đo điện trở nối đất và có tem kiểm định của đơn vị có chức năng;
- Đối với hồ sơ nghiệm thu lắp đặt hệ thống báo cháy cần kiểm tra hồ sơ lắp đặt riêng từng phần (lắp đặt ống luồn dây và phụ kiện cho hệ thống; lắp đặt kéo dây và kiểm tra thông mạch; lắp đặt đầu báo cháy, chuông còi đèn; tài liệu chứng minh cáp chống cháy, chống nhiễu);
- Đối với hồ sơ nghiệm thu lắp đặt hệ thống chữa cháy cần kiểm tra hồ sơ lắp đặt riêng từng phần (lắp đặt ống chữa cháy; lắp đặt đầu phun; lắp đặt van và phụ kiện; lắp đặt phòng bơm chữa cháy; lắp đặt tủ đựng phương tiện chữa cháy);
- Đối với hệ thống điện kiểm tra tài liệu về máy biến áp khô; cáp chống cháy cho hệ thống chống tụ khói; bơm chữa cháy; thang máy chữa cháy; bản tính toán công suất của máy phát điện để tính lượng dầu tồn chứa của máy phát;
- Đối với đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn cần kiểm tra đèn âm trần và đèn mắt ếch theo GCNKĐ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.