Triển khai tích hợp chữ ký số vào Cổng dịch vụ công để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng?
- Vai trò quyết định trong chuyển đối số là gì?
- Mục tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới để xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 là gì?
- Triển khai tích hợp chữ ký số vào các Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng?
Vai trò quyết định trong chuyển đối số là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục III Điều 1 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định vai trò quyết định trong chuyển đổi số như sau:
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia. Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Mục tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới để xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 là gì?
Căm cứ tại Công văn 5406/BTTTT-CĐSQG năm 2022 quy định mục tiêu Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới để xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023 hướng đến như sau:
Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn cơ quan nhà nước tập trung vào các hoạt động phát triển, kết nối, chia sẻ, khai thác, phân tích dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội so với các định hướng trọng tâm là: 1) Người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; 2) Doanh nghiệp được khai thác dữ liệu, dữ liệu mở do cơ quan nhà nước cung cấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh; 3) Cơ quan nhà nước sử dụng dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu từ máy sinh ra theo thời gian thực để hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu hoạt động báo cáo thủ công giữa các cấp.
Triển khai tích hợp chữ ký số vào Cổng dịch vụ công để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng? (Hình từ Internet)
Triển khai tích hợp chữ ký số vào các Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng?
Căn cứ tại Công văn 5406/BTTTT-CĐSQG năm 2022 quy định các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai chuyển đổi số được đồng bộ từ Trung ương đến địa phương trong năm 2023 như sau:
- Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương để phổ cập kỹ năng số cho người dân thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội.
- Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số để thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó đặc biệt chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu để ra quyết định và hoạch định chính sách.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung, mô hình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương.
- Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm soát truy cập tập trung của Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn định, thông suốt, kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ chính phủ số.
- Triển khai sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, đánh giá, bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ chính phủ số, chính quyền số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
- Đẩy nhanh tốc độ phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh trên cả nước.
- Tổ chức, triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân (ưu tiên ký số từ xa theo Nghị quyết 50/NQ-CP).
- Phát triển các nền tảng số để các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên ngành dựa trên dữ liệu, đồng bộ, thông suốt từ trung ương đến địa phương.
- Phát triển nền tảng quản trị công việc tổng thể cấp bộ, tỉnh cho phép người sử dụng (toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã) đăng nhập một lần, trải nghiệm xuyên suốt, đồng bộ các chức năng về thư điện tử, văn bản điện tử, lịch làm việc, họp trực tuyến, đôn đốc, nhắc việc, chia sẻ tệp tin và các chức năng khác hỗ trợ công vụ.
- Triển khai ứng dụng hiệu quả Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp bộ, cấp tỉnh nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế - xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ chính phủ số, hướng tới việc hình thành kho dữ liệu dùng chung cấp bộ, ngành, địa phương.
- Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).
- Triển khai hiệu quả công tác số hoá hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
- Triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.
- Tổ chức triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn theo hướng dẫn tại Quyết định 1034/QĐ-BTTTT ngày 21/7/2021 và Quyết định 350/QĐ-BTTTT ngày 24/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Triển khai Chương trình đánh giá xác định chỉ số mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên địa bàn và Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.
- Hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế tại địa phương.
- Thực hiện đo lường, đánh giá, công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số đối với các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
- Triển khai các giải pháp phòng, chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với hệ thống tập trung của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Tổ chức triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, cụ thể là phần mềm nội bộ do đơn vị chuyên nghiệp phát triển, tuân thủ theo quy trình Khung phát triển phần mềm an toàn;
- Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
- Duy trì, mở rộng phạm vi, quy mô trung tâm giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC), kết nối và chia sẻ thông tin, dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục An toàn thông tin).
- Giám sát, phát hiện và công bố hành vi vi phạm quy định pháp luật của Việt Nam trên các nền tảng số thuộc phạm vi quản lý; giám sát, phát hiện và xử lý hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức triển khai hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực các hoạt động, sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023.
- Tổ chức, triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân (ưu tiên ký số từ xa theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 08/4/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022) để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử như: hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục điện tử, bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử,... ; Triển khai tích hợp chữ ký số vào các Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.