Triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO để thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030?
- Giải pháp thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đến năm 2030?
- Giải pháp thực hiện việc quản lý thuế theo Chiến lược mới?
- Giải pháp thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo Chiến lược mới?
- Thực hiện phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo Chiến lược mới?
- Thực hiện quản lý rủi ro theo Chiến lược mới?
Giải pháp thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đến năm 2030?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 quy định giải pháp như sau:
- Áp dụng phương pháp quản lý theo chuỗi: Triển khai mô hình quản lý chuỗi cung ứng tích hợp theo hướng dẫn tại Khung an ninh và tạo thuận lợi thương mại (SAFE) của WCO; quản lý theo chuỗi giá trị đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, từng bước triển khai thực hiện bảo hiểm bảo lãnh thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Tái thiết kế hệ thống quy trình thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan làm cơ sở để xây dựng mô hình Hải quan số theo kiến trúc Chính phủ số, Hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO với mức độ số hóa và tự động hóa ngày càng cao.
- Triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO đảm bảo cơ quan Hải quan có thể giám sát, kiểm soát hàng hóa từ đầu vào các nguồn nguyên liệu đến khi đưa vào sản xuất, chế biến, vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu.
- Triển khai hải quan xanh, khuyến khích và thúc đẩy hoạt động thương mại hướng tới phát triển bền vững theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn thông qua việc triển khai hiệu quả các điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường và động vật hoang dã mà Việt Nam đã ký kết, có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các giải pháp theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn. Giám sát và kiểm soát hiệu quả sự di chuyển hàng hóa xuyên biên giới, kịp thời ngăn chặn các vi phạm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới môi trường, hệ sinh thái bảo vệ động vật hoang dã.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Xây dựng, triển khai mô hình thông quan tập trung thông qua việc hình thành các địa điểm kiểm tra hồ sơ hải quan tập trung tại các Hải quan Vùng. Xây dựng, triển khai mô hình địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Triển khai mô hình quản lý biên giới hải quan thông minh theo khuyến nghị của WCO để thực hiện Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030?
Giải pháp thực hiện việc quản lý thuế theo Chiến lược mới?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 quy định giải pháp quản lý thuế như sau:
- Rà soát, kiến nghị áp dụng đồng bộ chính sách thuế, chú trọng việc áp dụng chính sách quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa tại khâu nhập khẩu thống nhất với hàng hóa tại khâu nội địa; đề xuất thúc đẩy cải cách hệ thống thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế. Kiến nghị bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hóa các mức thuế suất thuế xuất nhập khẩu góp phần quản lý thuế hiệu quả.
- Tái thiết kế quy trình thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản hóa, đồng bộ với quy trình thủ tục hải quan làm cơ sở để số hóa các quy trình quản lý thuế từ khâu thu thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động quản lý thuế trong triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh với mức độ tự động hóa cao.
Giải pháp thực hiện việc kiểm tra sau thông quan theo Chiến lược mới?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 quy định giải pháp kiểm tra sau thông quan như sau:
- Xây dựng mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan tập trung ở cấp Tổng cục; áp dụng sâu rộng phương pháp kiểm toán sau thông quan; từng bước áp dụng nghiệp vụ điều tra vào công tác kiểm tra sau thông quan.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra sau thông quan theo hướng tự động xác định đối tượng cần kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng mô hình tự động phân tích, đánh giá rủi ro, phân tích số liệu thống kê, các bài toán nghiệp vụ, các dấu hiệu khác thường trên hệ thống công nghệ thông tin của mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp ưu tiên trên cơ sở khuyến nghị của WCO về: Các điều kiện áp dụng, các chế độ được ưu tiên, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan hải quan và doanh nghiệp, công tác quản lý hải quan đối với các doanh nghiệp ưu tiên, xây dựng và thúc đẩy triển khai các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên giữa Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước đối tác quan trọng trên thế giới.
Thực hiện phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo Chiến lược mới?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 quy định giải pháp như sau:
- Tăng cường kiểm soát hải quan theo phương thức hiện đại, phù hợp với cam kết quốc tế nhằm đồng thời đạt được các mục tiêu về tạo thuận lợi thường
mại và đảm bảo an ninh, an toàn kinh tế quốc gia.
- Triển khai hiệu quả kiểm soát hải quan; ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy, chất nổ, vũ khí, chất thải, sản phẩm và mẫu động, thực vật hoang dã qua biên giới.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và triển khai kết nối với các cơ quan quản lý nhà nước trao đổi thông tin liên quan đến quản lý Nhà nước về Hải quan để làm cơ sở phân tích, đánh giá, theo dõi, giám sát, tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát hải quan.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động kiểm soát hải quan đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh với mức độ số hóa và tự động hóa cao.
+ Tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế và sử dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại để khai thác dữ liệu kết nối toàn cầu, dữ liệu quốc gia phục vụ hiệu công tác kiểm soát hải quan.
Thực hiện quản lý rủi ro theo Chiến lược mới?
Căn cứ tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 quy định giải pháp như sau:
- Triển khai đồng bộ và đầy đủ việc áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ((Kết nối Internet vạn vật (IoT), Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Bigdata), Phân tích thông minh (BI), ...) để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ quản lý rủi ro: Đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan; phân tích, đánh giá rủi ro và xác định trọng điểm để cảnh báo rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp, hiệu quả ở ba khâu trước, trong và sau thông quan.
- Mở rộng đối tượng đánh giá tuân thủ là người khai hải quan, triển khai chương trình khuyến khích người khai hải quan tự nguyện tuân thủ pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.